Nuôi Artermia trên đồng muối hiệu quả kinh tế cao

Bạc Liêu hiện có 3 hợp tác xã (HTX) nuôi Artermia gồm: HTX Artermia Vĩnh Châu - Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu); HTX Artermia Thuận Thành (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình); HTX Artermia Thuận Phát (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) với diện tích hơn 300ha.
Artermia là đối tượng dễ nuôi và phù hợp với điều kiện khí hậu của Bạc Liêu. Người nuôi chỉ cần giữ độ mặn từ 80 - 120%o, nhiệt độ ổn định từ 22 - 350C, oxy hòa tan không thấp hơn 2mg/l là Artermia phát triển tốt. Thức ăn chủ yếu của Artermia là phân chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (urê, DAP…). Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao hàng ngày thiếu hụt, người nuôi có thể sử dụng cám, bột đậu nành hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp khác.
Artermia là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc thu trứng chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trên thị trường, Artermia tươi có giá 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg, Artermia khô từ 3 - 3,5 triệu đồng/kg. Với mức giá tương đối cao và đầu ra ổn định, trung bình cứ 1ha nuôi Artermia, người nuôi có thể thu về hơn 100 triệu đồng (sau 8 tháng nuôi).
Ông Nguyễn Duy Hân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình cho rằng: “Artermia có nguồn gốc từ các nước Mỹ, Hà Lan… Nhưng khi mang về Bạc Liêu nuôi thì có một điểm hết sức đặc biệt là chất lượng trứng thuộc vào loại tốt nhất thế giới, đồng thời, kích thước trứng cũng rất to. Trứng Artermia nuôi ở Bạc Liêu sản xuất thành phẩm thì ngay cả tôm post cũng ăn được. Từ đó, giá thành sản phẩm Artermia nuôi ở địa phương cũng cao hơn so với những nơi khác. Có thể nói, đây là mô hình phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất muối trên địa bàn huyện”.
Người dân có thể nuôi Artermia để tạo nguồn thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bà con nên tuân thủ tốt các quy định về môi trường để tránh tình trạng làm ô nhiễm vùng nuôi của các loài thủy sản khác”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.

Bộ NN-PTNT ngày 27.4 cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm mạnh, chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng/kg so với cách đây 3 tháng.

Chăn nuôi bò sữa đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững tại một số huyện ngoại thành Hà Nội. Để mô hình phát triển nhanh và vững chắc, Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) và Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi quốc gia) triển khai xây dựng Trang trại mẫu nuôi bò sữa và đồng cỏ quốc tế Ba Vì. Đây là mô hình tiêu biểu thể hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân và cũng là trang trại kết hợp đào tạo đầu tiên ở Việt Nam.