Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Artemia Trong Ruộng Muối Cho Hiệu Quả Cao

Nuôi Artemia Trong Ruộng Muối Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 16/12/2013

"Diêm dân có thu nhập hơn 16 triệu đồng/tháng từ mô hình nuôi Artemia", đó là kết luận của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ thủy sản (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) tại Hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình nuôi Artemia”.

Hội thảo diễn ra tại Trường Đại học Cần Thơ, ngày 11/12, với sự tham gia của Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Phó Thống đốc tỉnh Đông Flanders (Bỉ), lãnh đạo của hai trường Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent (Bỉ). Đây là đề tài nghiên cứu nằm trong chương trình hợp tác giữa Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent.

Artemia là một loại giáp xác kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn. Artemia có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.

Một kg trứng Artemia sấy khô có giá khoảng 250 đô la Mỹ. Artemia mang lại lợi nhuận kinh tế cao, lại rất phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một vùng tiếp giáp biển. Vì thế mùa khô diêm dân làm muối, mùa mưa tận dụng luôn những ruộng muối ấy để nuôi Artemia mà không cần cải tạo lại ruộng.

Tại Hội thảo, Giáo sư Patrick Sorgeloos (Đại học Ghent) đưa ra kết quả đánh giá: Nếu như đầu thập niên 80, thu nhập của mỗi diêm dân Vĩnh Châu chỉ khoảng 30 đô la Mỹ/tháng, đời sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thì nay nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi Artemia, diêm dân đã có thể có 715 đô la Mỹ/tháng.

Các đoàn chuyên gia của Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent thường xuyên xuống địa bàn để kiểm tra và hướng dẫn diêm dân các qui trình thả giống, ngừa bệnh cho con giống, thu hoạch và sơ chế thành phẩm.

Giáo sư Lê Việt Dũng, Hiệu Phó Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Hiện rất nhiều đối tác ở Ấn Độ, Kenya , Sri-Lanka... đã cử chuyên gia sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm để triển khai mô hình nuôi Artemia.


Có thể bạn quan tâm

Thuốc cấy tạo trầm từ dịch kiến Thuốc cấy tạo trầm từ dịch kiến

Nhà phát minh nông dân Trương Thanh Khoan sau khi phát hiện được một loài kiến làm tổ trên cây dó đã bắt đầu nghiên cứu tập quán sinh sống của kiến, thuần dưỡng kiến, làm “chuồng” gỗ nuôi kiến, trồng cây lấy lá cho kiến ăn và cho kiến uống nước dừa.

16/10/2015
Đời sống khấm khá, nông dân đi du lịch bằng ô tô riêng Đời sống khấm khá, nông dân đi du lịch bằng ô tô riêng

Thu nhập tăng, điều kiện sống thay đổi, thêm nhiều cơ hội tiếp xúc khoa học kỹ thuật, giáo dục..., chất lượng sống người dân vùng nông thôn TP.HCM đã được nâng cao rõ rệt những năm qua.

16/10/2015
Bí ngô khổng lồ nặng hơn 8 tạ khủng nhất nước Anh Bí ngô khổng lồ nặng hơn 8 tạ khủng nhất nước Anh

Sở hữu "thân hình" nặng tới 854kg, chiều cao 1,37m, chu vi hơn 5,2m, trái bí ngô của cặp anh em sinh đôi nhà Paton đã chính thức trở thành "quái vật" bí ngô có cân nặng khủng nhất vương quốc Anh.

16/10/2015
Trái hoang thành kỳ tửu miền Tây Trái hoang thành kỳ tửu miền Tây

Từ loại trái cây mọc hoang là cà na và hồng quân, rụng xuống nước cá cũng không thèm ăn, một nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã tận dụng và sản xuất thành công loại rượu nhẹ giữ nguyên hương vị đặc trưng “không giống ai” của những loại trái này...

16/10/2015
Khơi sáng ngọn lửa Nông hội đỏ anh hùng Khơi sáng ngọn lửa Nông hội đỏ anh hùng

85 năm trước, cuộc biểu tình ngày 12.9.1930 của hơn 2 vạn nông dân (ND) huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bị thực dân Pháp đàn áp chìm trong biển máu... Nối tiếp truyền thống hào hùng ấy của cha anh, ngày nay ND Hưng Nguyên đang nỗ lực vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội.

16/10/2015