Nuôi Artemia Trong Ruộng Muối Cho Hiệu Quả Cao

"Diêm dân có thu nhập hơn 16 triệu đồng/tháng từ mô hình nuôi Artemia", đó là kết luận của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ thủy sản (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) tại Hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình nuôi Artemia”.
Hội thảo diễn ra tại Trường Đại học Cần Thơ, ngày 11/12, với sự tham gia của Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Phó Thống đốc tỉnh Đông Flanders (Bỉ), lãnh đạo của hai trường Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent (Bỉ). Đây là đề tài nghiên cứu nằm trong chương trình hợp tác giữa Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent.
Artemia là một loại giáp xác kích thước nhỏ, phát triển tốt trong môi trường nước mặn. Artemia có nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú giống.
Một kg trứng Artemia sấy khô có giá khoảng 250 đô la Mỹ. Artemia mang lại lợi nhuận kinh tế cao, lại rất phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một vùng tiếp giáp biển. Vì thế mùa khô diêm dân làm muối, mùa mưa tận dụng luôn những ruộng muối ấy để nuôi Artemia mà không cần cải tạo lại ruộng.
Tại Hội thảo, Giáo sư Patrick Sorgeloos (Đại học Ghent) đưa ra kết quả đánh giá: Nếu như đầu thập niên 80, thu nhập của mỗi diêm dân Vĩnh Châu chỉ khoảng 30 đô la Mỹ/tháng, đời sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thì nay nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi Artemia, diêm dân đã có thể có 715 đô la Mỹ/tháng.
Các đoàn chuyên gia của Đại học Cần Thơ và Đại học Ghent thường xuyên xuống địa bàn để kiểm tra và hướng dẫn diêm dân các qui trình thả giống, ngừa bệnh cho con giống, thu hoạch và sơ chế thành phẩm.
Giáo sư Lê Việt Dũng, Hiệu Phó Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Hiện rất nhiều đối tác ở Ấn Độ, Kenya , Sri-Lanka... đã cử chuyên gia sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm để triển khai mô hình nuôi Artemia.
Có thể bạn quan tâm

Những cán bộ làm công tác tư vấn về sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn GAP cần phải am hiểu những vấn đề về lĩnh vực này, là yêu cầu cao hơn những kiến thức chuyên môn về nông nghiệp thông thường.

Từ năm 2009, nông dân 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm giống măng tây xanh trên 6 ha đất giồng cát. Cây măng tây rất phù hợp với vùng đất trồng rau màu, đất tơi xốp và không ngập nước (như vùng đất giồng vành đai xanh thành phố). Sau 5 tháng là cây măng đã cho thu hoạch và cho thu hoạch quanh năm

Gần một tuần nay, giá heo hơi, gà thịt tại Đồng Nai liên tục giảm giá. Hiện giá heo hơi bán tại các trang trại chỉ còn 40 ngàn đồng/kg, những hộ nuôi nhỏ lẻ chỉ bán được giá 37 - 38 ngàn đồng/kg. Với giá heo hơi như hiện nay, người chăn nuôi có heo bán ra phải chịu thua lỗ từ 500 - 700 ngàn đồng/tạ. Theo các chủ trang trại, giá heo hơi giảm sâu, đầu ra rất khó khăn vì người tiêu dùng vẫn còn ngại chất cấm tạo nạc chưa dám sử dụng nhiều thịt heo như trước. Ngoài giá heo hơi giảm, giá gà thịt bán tại các trại cũng giảm 3 - 4 ngàn đồng/kg. Giá gà thịt như hiện nay, chỉ những hộ chăn nuôi tốt tỷ lệ hao hụt đàn thấp mới có lời.

Phương Trang, một kỹ sư tốt nghiệp loại giỏi của Đại học Nông Lâm TP HCM muốn học tiếp chuyên ngành về nấm, nhưng sau 3 tháng “tầm sư”, Trang lắc đầu: "VN không có trường nào đào tạo ngành nấm!".

Liên tục một tuần qua, ngư dân đánh bắt gần bờ khu vực Bắc miền Trung trúng đậm cá nục gai. Mỗi phương tiện sau một đêm ra khơi đánh bắt được 5 - 8 tạ các loại thủy hải sản, chủ yếu là cá nục gai.