Nước mặn xâm nhập sông Ba Lai làm gần 700 ha lúa mất trắng

Năm nay, hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã làm cho diện tích lúa và hoa màu ở tỉnh Bến Tre thiếu nước trầm trọng, gây thiệt hại đáng kể.
Trong vụ lúa đông xuân vừa qua, toàn tỉnh có gần 700 ha lúa ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm bị chết trắng, thiệt hại 100%; hơn 3.200 ha lúa bị giảm năng suất từ 40 - 70% và hàng trăm hoa vườn cây, hoa màu bị giảm năng suất hoặc chết.
Ngoài tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín bởi âu thuyền An Hóa. Từ đó nước mặn tràn vào là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nói: “Nước mặn ở Ba Tri dưới biển không lên được vì mình đã làm đê ngăn mặn hết. Nước mặn có là chảy từ thượng nguồn xuống, lúa đông xuân đã thiệt hại trên 100 ha. Hiện huyện đang đề nghị tỉnh làm âu thuyền An Hóa nước ngọt 100%”.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Tại Thanh Hóa: Đã có 4 hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia đã bị tràn, vỡ khiến hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Trúc Lâm, Hải Thượng… bị cô lập trong nước lũ. Toàn huyện hiện có gần 2.000 ha lúa mùa đang thời kỳ thu hoạch, 1.500 ha hoa màu vụ đông vừa gieo trồng bị nước cuốn trôi, nhiều nhà dân bị sập đổ và hơn 30 ha nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối bị thiệt hại.

Theo chủ các cơ sở chuyên ấp nở giống gia cầm tại xã Yết Kiêu (Gia Lộc - Hải Dương), giá bán gia cầm giống tại lò giảm mạnh so với tháng trước.

Sau ba năm thực hiện chính sách phát triển vùng sản xuất rau chế biến (giai đoạn 2010-2012), tỉnh Bắc Giang đã hình thành hàng chục vùng gieo trồng tập trung quy mô lớn, đáp ứng một phần nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản. Nhờ đó, nhiều nông dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Kế Sách là vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng, nhưng diện tích treo ao đã trên 70%. Những người tâm huyết với nghề giờ cũng ngán ngẫm, đành treo ao để chờ giá đầu ra ổn định, nhưng xem ra tình hình chẳng mấy cải thiện.