Nước mặn xâm nhập sông Ba Lai làm gần 700 ha lúa mất trắng

Năm nay, hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã làm cho diện tích lúa và hoa màu ở tỉnh Bến Tre thiếu nước trầm trọng, gây thiệt hại đáng kể.
Trong vụ lúa đông xuân vừa qua, toàn tỉnh có gần 700 ha lúa ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm bị chết trắng, thiệt hại 100%; hơn 3.200 ha lúa bị giảm năng suất từ 40 - 70% và hàng trăm hoa vườn cây, hoa màu bị giảm năng suất hoặc chết.
Ngoài tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín bởi âu thuyền An Hóa. Từ đó nước mặn tràn vào là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nói: “Nước mặn ở Ba Tri dưới biển không lên được vì mình đã làm đê ngăn mặn hết. Nước mặn có là chảy từ thượng nguồn xuống, lúa đông xuân đã thiệt hại trên 100 ha. Hiện huyện đang đề nghị tỉnh làm âu thuyền An Hóa nước ngọt 100%”.
Có thể bạn quan tâm

Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.

Cá nàng hai còn có một tên gọi khác là cá thát lát cườm. Thịt loài cá nàng hai có mùi thơm, chất lượng thịt ngon, có thể chế biến ra nhiều món ăn cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Nhận định được những khó khăn gặp phải, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ hai huyện Pác Nặm đã giảm chỉ tiêu phát triển đàn trâu, bò đến năm 2015 xuống còn 23.000 con. Tuy đã giảm nhưng để hoàn thành được chỉ tiêu này đòi hòi những giải pháp tích cực hơn nữa của ngành hữu quan.