Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau)

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.
Cánh đồng mẫu lớn của xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, với 85 ha diện tích sản xuất lúa 2 vụ, năng suất đạt từ 6 tấn/ha trở lên. Với kết quả trên, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình phối hợp các ngành chuyên môn vận động bà con nông dân mở rộng thêm 100 ha ở những cánh đồng có điều kiện sản xuất lớn, tập trung, tăng năng suất và chất lượng.
Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ dân sản xuất ở trong cánh đồng mẫu lớn chạy theo lợi nhuận trước mắt, cải tạo đất thành từng ao đầm đưa nước mặn vào nuôi tôm.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, tính từ đầu năm 2014 đến nay, người dân tự ý cải tạo đất chuẩn bị nuôi tôm trong cánh đồng mẫu lớn trên 150 ha, trong đó xã Tân Lộc Bắc hiện có 30 ha đã lên bờ bao chuẩn bị nuôi tôm.
Để ngăn chặn tình trạng trên, huyện Thới Bình chủ trương tuyên truyền, vận động người dân không được tự phát đưa nước mặn vào các vùng quy hoạch lúa 2 vụ, mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.

Trong 10 năm qua, tổng đàn bò sữa của cả nước đã tăng gấp 4 lần, sản lượng sữa tăng gấp 5 lần. Nuôi bò sữa đang có sức hút với người nông dân với mức thu nhập cao, nhưng không dễ làm giàu nếu vẫn chăn nuôi theo lối cũ.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 118 cơ sở nuôi cá lồng bè với số lượng 441 bè, trong đó nuôi ngoài qui hoạch 91 cơ sở với 321 bè. Nuôi nhiều nhất tập trung tại Sơn Định, Thị trấn Chợ Lách, Long Thới, Vĩnh Bình, Phú Phụng (Chợ Lách); Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch (Châu Thành).

Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn lợn. Nguyên lý gây bệnh của tai xanh là mặc dù tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể lợn nhưng chỉ gây tỷ lệ lợn chết từ 1-5%.

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.