Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau)

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.
Cánh đồng mẫu lớn của xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, với 85 ha diện tích sản xuất lúa 2 vụ, năng suất đạt từ 6 tấn/ha trở lên. Với kết quả trên, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình phối hợp các ngành chuyên môn vận động bà con nông dân mở rộng thêm 100 ha ở những cánh đồng có điều kiện sản xuất lớn, tập trung, tăng năng suất và chất lượng.
Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ dân sản xuất ở trong cánh đồng mẫu lớn chạy theo lợi nhuận trước mắt, cải tạo đất thành từng ao đầm đưa nước mặn vào nuôi tôm.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, tính từ đầu năm 2014 đến nay, người dân tự ý cải tạo đất chuẩn bị nuôi tôm trong cánh đồng mẫu lớn trên 150 ha, trong đó xã Tân Lộc Bắc hiện có 30 ha đã lên bờ bao chuẩn bị nuôi tôm.
Để ngăn chặn tình trạng trên, huyện Thới Bình chủ trương tuyên truyền, vận động người dân không được tự phát đưa nước mặn vào các vùng quy hoạch lúa 2 vụ, mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng

Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.

Cục Chăn nuôi cho biết vừa đề nghị huyện Thống Nhất, vùng nuôi heo lớn nhất của tỉnh Đồng Nai, xây dựng vùng điểm sản xuất thịt heo sạch.

Kinh nghiệm này xuất phát từ đề tài "Nghiên cứu biện pháp ủ chua ngọn lá mía làm thức ăn chăn nuôi bò thịt" của các nhà khoa học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội do TS. Đặng Vũ Bình làm chủ nhiệm. Cận tôi xin ghi lại để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

Hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) đã chuyển giao 101.000 con cá tra bố mẹ cho 9 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2013, số cá bố mẹ này sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân.