Nửa Đầu Năm, Nhập Bắp Nhiều Hơn Cả Năm 2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.
Tuy lượng bắp nhập khẩu nhiều hơn cả năm 2013 khoảng 7.000 tấn nhưng giá trị nhập khẩu của 6 tháng đầu năm 2014 lại thấp hơn. Cụ thể, để nhập 2,33 triệu tấn bắp, năm nay doanh nghiệp chỉ bỏ ra 599 triệu đô la Mỹ, trong khi cả năm 2013, lượng bắp nhập khẩu là 2,26 triệu tấn nhưng lượng ngoại tệ bỏ ra là 690 triệu đô la Mỹ.
Năm nay, thị trường nhập khẩu bắp của Việt Nam đã có sự thay đổi. Năm 2013, Ấn Độ chiếm 55%, thứ hai là Brazil với 22,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn 6 tháng đầu năm 2014, Brazil là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam với giá trị nhập khẩu chiếm hơn 57%, còn Ấn Độ chỉ gần 22%.
Theo ông Nguyễn Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, do những tháng qua giá bắp trên thị trường thế giới giảm nên các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập về với số lượng lớn để dự trữ cho những tháng sản xuất tiếp theo.
Hiện đang có tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu bắp của Ấn Độ “xù hợp đồng” mặc dù Việt Nam muốn mua bắp của nước này hơn do thời gian vận chuyển từ Ấn Độ về nước khoảng chỉ 25-30 ngày, trong khi, thời gian vận chuyển từ Brazil dài gấp hai lần và chi phí cũng cao hơn.
“Do giá bắp tháng sau giảm so với tháng trước nên một số doanh nghiệp Ấn Độ đã tìm cách phá vỡ hợp đồng và không giao hàng. Vì thế, doanh nghiệp quay sang tìm nguồn hàng từ Brazil để thay thế cho nguồn hàng từ Ấn Độ”, ông Lịch nói.
Đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ NN - PTNT cho rằng, lượng bắp nhập khẩu tăng vọt là tín hiệu mừng vì mỗi khi doanh nghiệp nhập bắp với số lượng lớn, vốn là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi, sẽ khiến giá thức ăn chăn nuôi sẽ không tăng. Qua đó, giúp giá thành chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.

Anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) là người rất thành công với mô hình nuôi cá heo nước ngọt trong bè, mỗi năm lợi nhuận trên 500 triệu đồng.

Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.