Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nữ Tỷ Phú Từ... Cá

Nữ Tỷ Phú Từ... Cá
Ngày đăng: 30/05/2012

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.

Chị Phan Thị Vân sau nhiều năm sống cảnh hàn vi, được chính quyền thị trấn Bình Đại tạo điều kiện có nơi mua bán; dần dần chị tích lũy được một số vốn mua đất để canh tác, kết hợp làm ăn với một số chủ tàu biển đánh cá có uy tín.

300 con cá sấu

Năm 2001, chị đầu tư nuôi cá sấu. Do ít vốn, chưa có kinh nghiệm nên ban đầu chị chỉ nuôi có 200 con cá sấu. Đến nay, sau 3 đợt thu hoạch chị Vân đã bán được 15 tấn cá sấu, trừ chi phí còn lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Tháng 8 (âl) tới đây chị sẽ thả nuôi thêm 400 con và trong tháng 10 (âl) chị sẽ thu hoạch khoảng 6 tấn. Hiện nay đàn cá sấu gồm 300 con, mỗi con nặng khoảng 20 kg. Chị Vân cho biết: “Qua tìm hiểu trên báo, đài, tôi chọn nuôi cá sấu nước mặn, có thân hình lớn (dài 5 - 6 m), còn gọi là cá sấu hoa cà, rất mau lớn và có giá trị kinh tế cao”. Cá sấu là loài lưỡng thê, cho nên theo kinh nghiệm của chị, chuồng nuôi thiết kế có độ nghiêng phía trên cao để cá sấu phơi mình, phần nền thấp chứa nước thường xuyên để cá sấu ngâm mình. Nước nuôi thường xuyên thay đổi. Chuồng nuôi có vách cao 5 m là vừa, có đủ ánh nắng để giúp cá sấu tránh bệnh tật. Cá sấu không chịu nhiệt độ lạnh quá hoặc nóng quá, tốt nhất là khoảng 300C. Thức ăn dành cho cá sấu rất dễ kiếm, thường là cá (kể cả cá chết nhưng không phải cá bệnh) và thịt (của tất cả các loài như gà, thỏ, chim, chuột, cóc, nhái...). Cá sấu tương đối ít bệnh, nên rất dễ nuôi.
 
100.000 con ba ba

Trong năm 2001 chị Vân còn nuôi 14.000 con ba ba, với thức ăn là cá, thức ăn viên và tự pha chế. Hiện tại chị đang nuôi 100.000 con ba ba. Nuôi ba ba khoảng 1 năm rưỡi là thu hoạch, mỗi con nặng từ 1 đến 1,5 kg. Từ năm 2001 đến nay chị Vân đã 2 lần thu hoạch ba ba đem lợi nhuận về gần 500 triệu đồng. Chị cho biết: “Hiện tại, giá ba ba thương phẩm rất cao, từ 220.000 đến 290.000 đồng/kg. Do thời gian nuôi kéo dài nên rất ít người nuôi ba ba, thế nhưng chúng ăn ít mà giá bán cao nên tôi luôn duy trì việc nuôi ba ba”. Ba ba đẻ rất sai, chị cho ấp và nuôi đến lớn (khỏi tốn tiền mua con giống). Trong ao nuôi hiện còn 150 con ba ba bố mẹ, sắp tới chúng đẻ khoảng 100.000 con, chị sẽ tuyển lại còn 1.000 con để làm ba ba bố mẹ từ năm 2008, số còn lại để nuôi thịt.

Vựa cá da trơn

Chưa dừng lại ở đó, chị còn nuôi thêm cá lóc, hiện tại là 150.000 con (cá lóc bông và cá lóc đen), sau 8 tháng nuôi thì thu hoạch, mỗi con nặng từ 1 đến 1,5 kg. Từ năm 2003 đến nay, chị Vân thu hoạch được khoảng 500 tấn cá lóc, lời khoảng 4,1 tỷ đồng. Chị Vân là người nuôi cá lóc đứng đầu cả tỉnh. Cá lóc của chị đã xuất sang Campuchia. Dự kiến tháng 10 (âl) tới đây chị thu hoạch 60 tấn cá lóc, sau đó làm vệ sinh đáy ao và thả nuôi 200.000 con. Chị Vân cho biết nuôi cá lóc có lời nhiều nhưng chúng ăn rất dữ: 150.000 con ngốn hết 8 tấn thức ăn (gồm cá đã chết: cá mối, cá chỉ vàng, cá trích...) trong 4 ngày.

Chị biến mảnh đất hoang vu bãi bần, chà là ven sông Ba Lai thành “vựa cá da trơn”. Sau 182 ngày nuôi trong năm qua, chị thu hoạch cá, lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Tháng 8 (âl) tới sẽ thu hoạch 250 tấn. Chị cho biết: “Sang năm 2008, tôi đào thêm một ao 2.500 m2. Hiện tại tôi đang thuần dưỡng 600.000 con cá tra và 200.000 con cá lóc để chuẩn bị cho vụ nuôi năm 2008”.

Bí quyết thành công, theo chị Vân: “Đó là việc kết hợp nuôi cùng lúc 3 loại cá và ba ba, mặc dù mỗi ngày chúng ăn hết khoảng 70 triệu đồng tiền thức ăn. Hơn nữa, tôi đang áp dụng mô hình nuôi khép kín, nếu ba ba, cá lóc, cá tra có cắn nhau thì con nào chết dùng làm mồi cho cá sấu. Lợi nhuận từ việc bán cá sấu được trích một phần đầu tư tiếp vào ba ba, cá lóc và cá da trơn, cứ thế mà tăng đàn và tăng diện tích nuôi”.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An

Hiện nay, trên thị trường, cây xoan đâu đang có lợi thế bởi dễ trồng, đầu ra thuận lợi. Ở nhiều xã của huyện Đô Lương (Nghệ An), bà con đã chuyển sang trồng cây xoan địa phương để lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

01/09/2015
Vingroup khởi công xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch Vingroup khởi công xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch

Sáng 28/8/2015, tại thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), Công ty VinEco-Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ khởi công lắp đặt và xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch với tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel; đây là mô hình sản xuất nông sản lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.

01/09/2015
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn cà phê già cỗi Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn cà phê già cỗi

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị hiện có 4.864 ha cà phê, trong đó 4.413 ha cà phê cho sản phẩm với sản lượng khoảng 48.000 tấn/năm. Nguồn thu từ cây cà phê hàng năm khoảng hơn 200 tỷ đồng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

01/09/2015
Lúa cấp siêu nguyên chủng cho năng suất trên 80 tạ/ha Lúa cấp siêu nguyên chủng cho năng suất trên 80 tạ/ha

Ngày 27/8, tại xã An Nghiệp (huyện Tuy An), Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên tổ chức hội thảo mô hình Sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ hè thu năm 2015. Gần 100 đại biểu đến từ các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Đồng Xuân tham gia hội thảo.

01/09/2015
Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.

01/09/2015