Nông Thôn Khởi Sắc, Nông Dân Thoát Nghèo

185 xã đã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), hàng chục nghìn công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được hình thành… Đó là những kết quả nổi bật sau 3 năm cả nước triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Kết quả này sẽ là tiền đề để cả nước bứt phá trong thời gian tới, nhằm đạt được mục tiêu là 20% số xã NTM vào năm 2015.
Những kết quả tiêu biểu trên sẽ được công bố tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM diễn ra vào ngày hôm nay (16.5) tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Gần 485 nghìn tỷ đồng đầu tư cho chương trình
Theo số liệu tổng hợp, trong 3 năm qua tổng nguồn lực đầu tư vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM đã lên tới gần được 485 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước các cấp bố trí gần 162 nghìn tỷ đồng chiếm 33,4%; vốn tín dụng 231 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,7%. Các doanh nghiệp hỗ trợ hơn 29,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,0%; dân đóng góp hơn 62,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,0%.
Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, nhiều địa phương cũng có cách làm sáng tạo, đó là hỗ trợ xi măng cho các xã xây dựng giao thông nông thôn, chiếm khoảng 50% kinh phí xây dựng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư hiến đất, giải phóng mặt bằng, góp tiền, công lao động và vật liệu khác nên đã thúc đẩy tiến độ phát triển giao thông nhanh hơn trước. Sau 3 năm thực hiện chương trình, cả nước đã và đang triển khai xây dựng trên 5.000 công trình với khoảng 70.000km đường giao thông nông thôn. Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông.
Riêng về chợ nông thôn, trong giai đoạn 2010-2013, các địa phương đã huy động động được 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hoá (chiếm khoảng 79%) để đầu tư cải tạo, xây mới chợ nông thôn. Đến nay, có 2.693 xã (30%) đạt chuẩn tiêu chí này.
Đã có nhiều mô hình, cách làm hay như hỗ trợ xi măng ở Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang… Áp dụng cơ chế PPP tức nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho công trình đầu mối, doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền đầu tư được thu phí ở Hà Nam, Vĩnh Phúc…
27 tỉnh đã có xã NTM
Thực tế, Chương trình xây dựng NTM đã được triển khai từ năm 2009 khi Ban Bí thư T.Ư đã lựa chọn 11 xã đại diện cho 11 vùng khác nhau cả nước để thí điểm xây dựng mô hình NTM. Đến ngày 14.6.2011, sau khi có Quyết định 491 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, các địa phương cả nước đã cùng vào cuộc và chỉ sau thời gian ngắn, đã có 185 xã (chiếm 2.05%) tại 27 tỉnh, thành đạt đủ 19 tiêu chí NTM.
Theo dự kiến, tại Hội nghị Sơ kết 3 năm Chương trình xây dựng NTM, sẽ có 27 xã tiêu biểu thuộc 27 tỉnh được tặng thưởng bằng công trình hạ tầng cho địa phương; 49 cá nhân tiêu biểu cũng được tặng thưởng trong dịp này.
Sau 3 năm, bình quân mỗi xã tăng 3,3 tiêu chí, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi thay, ngày càng văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp. Trên 9.000 mô hình chuyển đổi hình thức sản xuất từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa theo lợi thế địa phương gắn với thị trường đã được thực hiện.
Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008. Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập.
Tuy vậy, theo đánh giá nguồn lực cho xây dựng NTM chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Dự kiến đến 2015 chỉ đạt khoảng 12% xã NTM (thấp hơn so với mục tiêu là 20%), nếu không bổ sung mạnh mẽ thêm nguồn lực. Đặc biệt, có tới 34 địa phương dù đã có cố gắng, song hiện cũng rất khó khăn trong việc xây dựng NTM.
Mặc dù còn những khó khăn, hạn chế đó, song mục tiêu quan trọng được Ban chỉ đạo T.Ư đề ra là tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu tới năm 2015 có 20% số xã và tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chí NTM; các xã chưa đạt chuẩn phải tăng từ 2 -3 tiêu chí/năm. Đến năm 2015 phấn đấu có huyện đạt NTM.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.