Nông Sản VietGAP Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Hải Dương có 11 ngàn ha vải thiều, tập trung ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, sản lượng vải quả mỗi năm đạt khoảng 50 ngàn tấn.
Ngoài cây vải, Hải Dương còn có những vùng sản xuất trái cây lớn như vùng na có diện tích hơn 900 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 13 ngàn tấn; vùng ổi với diện tích gần 1.500 ha, sản lượng hơn 30 ngàn tấn.
Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.
Đi liền đó, UBND tỉnh Hải Dương cam kết sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đầu tư hỗ trợ sản xuất, tìm đầu ra cho bà con nông dân. Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Thanh Hà”, “Ổi Thanh Hà”, “Na Chí Linh” để nhiều người biết đến, tin tưởng và tiêu thụ nhiều hơn.
Hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh nhằm mở ra các cơ hội giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, các DN trong và ngoài tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và tiêu thụ các sản phẩm vải, ổi, na và các sản phẩm khác tới các thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Vùng biển phía Tây Nam gần đây lại nóng lên với những chuyến tàu ráo riết đổ về săn tìm tôm giống, tạo nên cơn sốt làm giàu của nhiều người.

Nhận thấy giá hạt ca-ri xuống thấp, không như 2 năm về trước, nên nông dân quyết định chặt bỏ loại cây này.

Nắng hạn cùng với việc chuyển đổi cây trồng không phù hợp của Cty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung khiến hàng chục hécta khoai môn của các hộ dân “chết lụi”, không cho thu hoạch.

Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.

Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.