Nông Sản VietGAP Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Hải Dương có 11 ngàn ha vải thiều, tập trung ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, sản lượng vải quả mỗi năm đạt khoảng 50 ngàn tấn.
Ngoài cây vải, Hải Dương còn có những vùng sản xuất trái cây lớn như vùng na có diện tích hơn 900 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 13 ngàn tấn; vùng ổi với diện tích gần 1.500 ha, sản lượng hơn 30 ngàn tấn.
Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.
Đi liền đó, UBND tỉnh Hải Dương cam kết sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đầu tư hỗ trợ sản xuất, tìm đầu ra cho bà con nông dân. Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Thanh Hà”, “Ổi Thanh Hà”, “Na Chí Linh” để nhiều người biết đến, tin tưởng và tiêu thụ nhiều hơn.
Hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh nhằm mở ra các cơ hội giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, các DN trong và ngoài tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và tiêu thụ các sản phẩm vải, ổi, na và các sản phẩm khác tới các thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.

Nhiều diện tích lúa hè thu (HT) sớm ở ĐBSCL đã bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) với tỷ lệ gây hại từ 10-30%. Nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ dịch bệnh lây lan sang diện tích lúa HT chính vụ (xuống giống trong tháng 5, 6) là rất lớn.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong năm nay nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ có khả năng cạnh tranh, và kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ Đô la Mỹ.

Sau một thời gian giá cá tra nguyên liệu tăng lên ở mức đảm bảo cho người nuôi có lãi thì đầu tháng 4/2012, giá cá tra nguyên liệu lại giảm mạnh, khiến người nuôi tiếp tục sống trong cảnh thấp thỏm âu lo. Điệp khúc rớt giá không còn là vấn đề mới nhưng vì sao tình trạng này vẫn liên tiếp diễn ra?