Nông Sản VietGAP Loay Hoay Tìm Đầu Ra

Hải Dương có 11 ngàn ha vải thiều, tập trung ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh, sản lượng vải quả mỗi năm đạt khoảng 50 ngàn tấn.
Ngoài cây vải, Hải Dương còn có những vùng sản xuất trái cây lớn như vùng na có diện tích hơn 900 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 13 ngàn tấn; vùng ổi với diện tích gần 1.500 ha, sản lượng hơn 30 ngàn tấn.
Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.
Đi liền đó, UBND tỉnh Hải Dương cam kết sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đầu tư hỗ trợ sản xuất, tìm đầu ra cho bà con nông dân. Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Thanh Hà”, “Ổi Thanh Hà”, “Na Chí Linh” để nhiều người biết đến, tin tưởng và tiêu thụ nhiều hơn.
Hoạt động xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh nhằm mở ra các cơ hội giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, các DN trong và ngoài tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và tiêu thụ các sản phẩm vải, ổi, na và các sản phẩm khác tới các thị trường trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.