Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông sản Việt tìm đường lách qua cánh cửa hẹp

Nông sản Việt tìm đường lách qua cánh cửa hẹp
Ngày đăng: 03/09/2015

Cơ hội xuất khẩu nông sản

Theo Bộ NNPTNT, những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nông sản liên tục sụt giảm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 8 tháng đầu năm 2015 đạt 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7%. Hầu hết xuất khẩu các nông sản chính đều sụt giảm như cà phê, cao su, gạo, thuỷ sản…

Kiểm tra thịt lợn trước khi chế biến các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, tại Công ty Thực phẩm Đức Việt (Hưng Yên).

Trước những khó khăn cho xuất khẩu nông sản, nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và cả người dân đều kỳ vọng vào những cơ hội hợp tác mới của Việt Nam trong năm 2015.

Theo ông Trần Kim Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT), trong năm 2015 ngoài việc tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và việc chủ động tham gia vào TPP sẽ là những cơ hội lớn đang mở ra cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta, bởi nhiều thị trường sẽ đưa mức thuế nhập khẩu nông sản về 0%, đồng thời mở cửa cho nhiều mặt hàng nông sản theo các thoả thuận của những hiệp định được ký kết.

Để tận dụngcơ hội này, ông Long cho rằng, các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sức cạnh tranh, đáp ứng đầy đủ các quy định về môi trường, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm…

Cùng chung nhận định trên, TS Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng, Việt Nam có lợi thế về đất đai, khí hậu, nhân công giá rẻ và có nhiều sản phẩm nông sản với sản lượng đang đứng ở tốp đầu của thế giới như lúa, gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều… Hầu hết các mặt hàng này vẫn chỉ xuất khẩu thô, còn nhiều tiềm năng cho chế biến sâu.

“Việc tham gia vào TPP cũng sẽ mở ra cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho lĩnh vực sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm này, qua đó cũng là cơ hội cho nước ta tiếp cận các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước trên thế giới”- TS Thịnh nói.

Chăn nuôi dễ tổn thương nhất

Với nhiều tồn tại như từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… phải nhập khẩu, trong khi quy mô phát triển chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, nhiều chuyên gia cho rằng ngành chăn nuôi sẽ dễ bị tổn thương nhất khi tham gia TPP. Ngành chăn nuôi không đổi mới từ sản xuất tới chế biến sẽ "chết" ngay trên sân nhà.

Câu chuyện được nhắc tới nhiều vừa qua là việc đùi gà Mỹ bán ở siêu thị Việt Nam với giá chưa đến 20.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Hạnh (xã Tam Tiến, Yên Thế, Bắc Giang), từng nuôi tới 10.000 con gà, nay chỉ nuôi 2.000 con, cho biết hiện ở Yên Thế, giá thành nuôi đã 43.000-45.000 đồng/kg.

Lo ngại của nhiều người chăn nuôi là trong khi đùi gà Mỹ chưa được miễn thuế mà giá đã rẻ như thế, tới đây khi tham gia TPP thuế sẽ về 0% thì giá thành sẽ còn thấp hơn nữa. Theo TS Nguyễn Thanh Sơn -  Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, hiện nay năng suất, chất lượng và giá cả sản phẩm chăn nuôi là rào cản lớn nhất cần phải gỡ. Do vậy, Bộ NNPTNT cần tiếp tục tạo đột phá về giống.

Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nhận định, khi tham gia TPP, muốn cạnh tranh được phải chấp nhận “cuộc chơi”, nên không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chăn nuôi vẫn còn một lợi thế được coi là “cửa hẹp” đối với những sản phẩm tươi và các sản phẩm đặc sản.

Lo ngại rào cản kỹ thuật

Không chỉ có lĩnh vực chăn nuôi, ngoài lợi thế về thuế thì nông sản vẫn còn nhiều khó khăn là các “hàng rào” kỹ thuật. Ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, dù thuận lợi là thuế suất bằng 0%, nhưng hàng hoá nông sản khi xuất khẩu gặp thách thức lớn nhất là ở  hàng rào kỹ thuật, gồm khâu kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Đây là  điều chúng ta cần quan tâm trong tổ chức sản xuất để loại bỏ khó khăn, thách thức ngay từ đầu. “Cùng với các Hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết, chúng tôi đã và đang chủ động nộp hồ sơ kỹ thuật để “dỡ bỏ” rào cản kỹ thuật, mở cửa thị trường.

Chúng tôi thực hiện việc này trên cơ sở các mặt hàng có tiềm năng như thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi… là các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu” - ông Trung nói.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng cho biết: “Khi TPP được ký kết, nông sản Việt Nam xuất khẩu muốn “qua cửa” thì phải đáp ứng được các yêu cầu, nếu không, dù họ có mở rộng cửa thì hàng của ta cũng không thể lọt. Như vậy, lợi thế có được khi tham gia TPP cũng như không”. 

 Cũng theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, trong quy định của TPP có một điểm rất nghiêm túc là bảo vệ bản quyền liên quan đến giống, công nghệ… Rất nhiều nước tham gia đàm phán TPP đều triển khai khá tốt vấn đề này, trong khi đó phía Việt Nam còn nhiều lúng túng. Nếu Việt Nam muốn “lách” được qua “cánh cửa hẹp” để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng cần sớm khắc phục được điểm yếu này. 

Mọi bước đi phải theo hướng cạnh tranh quốc tế

Tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (13.8), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: Cơ hội đang mở ra cho ngành nông nghiệp rất lớn. Chúng ta phải quyết liệt trong thời điểm này, vì thách thức hội nhập đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt cho nông sản.

Nếu chúng ta không đổi mới về mô hình thì sẽ thua ngay trên “sân nhà”. Mọi bước đi, mọi quyết định tái cơ cấu phải theo hướng cạnh tranh quốc tế, xây dựng các mô hình từ chăn nuôi, trồng trọt đến bảo vệ rừng phải theo hướng truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.

Chuyển hẳn sang sản xuất hàng hoá

Phát biểu tại hội nghị tái cơ cấu ngành nông nghiệp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NPTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển hẳn nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá cạnh tranh quốc tế. Hầu hết các sản phẩm làm ra phải có khả năng cạnh tranh cao.

Ngay cả những sản phẩm chỉ tiêu dùng trong nước thì vẫn phải có khả năng để đứng vững trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. Để đạt hiệu quả cao cần tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất thay vì chạy theo số lượng.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Gấp rút tái cấu trúc ngành nông nghiệp

“Một thời gian dài chúng ta chỉ biết sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ cho nền nông nghiệp. Chúng ta chưa có sự chuẩn bị chu đáo nào khi không còn hàng rào thuế quan này nữa. Việt Nam cần đưa ra hàng rào kỹ thuật để phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới cũng như về thói quen tiêu dùng của người Việt trong tiêu dùng nông thủy sản để cứu nguy cho ngành này khi chưa quá muộn.

Phải gấp rút tái cấu trúc toàn diện để có thể thúc đẩy ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại”.


Có thể bạn quan tâm

Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu

Cụ thể, đối với cá sấu thịt bán nguyên con để lấy da loại 7-15kg/con chỉ còn 230.000 đ/kg, giảm 50.000 -70.000 đ/kg; cá sấu con loại 1 tháng tuổi còn 200.000 đ/con, giảm 100.000 -120.000 đ/con. Còn đối với thị trường trăn lấy da XK, giá giảm từ 200.000 -220.000 đ/con, hiện trăn thịt lấy da, loại 1 năm tuổi giá giảm xuống còn 280.000 đ/kg; trăn giống 1 tuần tuổi còn 260.000 đ/con, giảm 100.000 đ.

11/08/2014
Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

11/08/2014
Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

11/08/2014
Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

11/08/2014
Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

11/08/2014