Nông sản Việt thấm đòn nhân dân tệ

Dù đã lường trước, nhưng việc đồng nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá đã giáng những cú đấm rất mạnh vào doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.
Ông Trần Phước Long - Giám đốc một công ty nông sản ở Vĩnh Long than thở trên báo chí: “Phía Trung Quốc đang đề xuất doanh nghiệp Việt Nam giảm giá kể cả phải phá bỏ hợp đồng đã thỏa thuận trước đó, nếu không họ sẽ giảm số lượng nhập hoặc tìm kiếm nhà xuất khẩu khác. Thời gian qua xuất khẩu gạo không hề dễ dàng, nay thêm sức ép này nữa DN không biết xoay xở thế nào”.
Công ty của ông Long mỗi năm thông quan 3-4 triệu tấn gạo theo đường tiểu ngạch. Và việc phá giá đồng NDT đang khiến DN phải chịu “thiệt hại kép”: Giao dịch với “bạn” bằng NDT- đổi sang USD để kê khai thuế tại hải quan cửa khẩu, và sau đó bán lấy tiền VND.
Thiệt hại kép từ “cú đòn kép”: Phá giá đồng NDT. Và bị ép trắng trợn. Chưa kể đến mối lo sắp trở thành hiện thực là các “đối thủ truyền thống” từ Thái Lan, từ Philippines, từ Campuchia nhân cú ngã ngựa này sẽ vượt lên chiếm lĩnh thị trường.
Và trong “cuộc chiến tiền tệ”, DN Việt phải hứng cả những cú “đòn dưới thắt lưng”.
Chẳng hạn các đầu mối trung gian nhập khẩu từ phía “bạn” đang tự tung tự tác “té nước” ăn theo đồng NDT khi buộc các DN Việt xuất hàng đi Australia, Hàn Quốc, Đức... qua họ phải thanh toán theo NDT.
Tại sao DN Việt bị ép trắng trợn, bị “ăn đòn dưới thắt lưng”? Câu trả lời ai cũng thừa biết. Vì chúng ta có những mặt hàng nông sản xuất khẩu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường: 460.000-500.000 tấn cao su nguyên liệu, tức là ½ tổng sản lượng cao su xuất khẩu là xuất vào thị trường Trung Quốc; 38,1% trong số 3,72 triệu tấn gạo Việt Nam đã xuất khẩu là vào thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc cũng nhập khẩu ngót nghét 90% tổng số lượng sắn xuất khẩu.
Còn hàng thủy sản, sau cú sốc euro và yen Nhật, khiến kim ngạch xuất khẩu giảm 17%, nay tiếp tục khó có thể cạnh tranh ngay với các đối thủ “truyền kiếp”: Trung Quốc và Thái Lan.
Có người nói nông sản xuất khẩu Việt còn chưa khỏi ốm sau những cú sốc yen Nhật, euro, lại phải tiếp tục thượng đài ngay cả khi cánh tay còn chưa nâng lên nổi. Và kết quả của cuộc chiến không cân sức này là người chịu thiệt hại, người bị ép cuối cùng, rút cục vẫn là người nuôi trồng, người sản xuất. Vẫn chỉ là nông dân mà thôi. Làm gì để cứu nông dân? Câu trả lời quá dễ. Nâng cao chất lượng nông sản- để có thể tới khắp nơi trên thế giới. Mở rộng thị trường khó tính nhưng giá trị cao- để thoát khỏi sự lệ thuộc vào một thị trường…
Chỉ có điều, lý thuyết ấy không biết bao giờ mới trở thành thực tế!
Có thể bạn quan tâm

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.

Tin vui cho nông dân ĐBSCL trong những ngày giáp Tết, ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1180/VPCP-KTTH gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo vụ ĐX 2014-2015.