Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Sản Việt Nam Vẫn Chủ Yếu Xuất Thô

Nông Sản Việt Nam Vẫn Chủ Yếu Xuất Thô
Ngày đăng: 17/09/2014

Thời gian qua, nông nghiệp - ngành chủ lực của nền kinh tế vẫn chưa có một hướng đi rõ nét nhằm khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu, dẫn tới việc bị “lép vé” so với các mặt hàng cùng chủng loại của nhiều nước.

Mãi miết xuất thô

Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam do mải "chạy đua" về thứ hạng xuất khẩu nên đã không chú ý đến nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, hạn chế của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là chủ yếu xuất thô, chất lượng hàng hóa không đồng nhất khiến cho đối tác không tin tưởng và thường xuyên ép giá.

Tổng công ty Tín Nghĩa cho biết, đã xuất khẩu khoảng 100 ngàn tấn cà phê thô/năm cho 80 quốc gia, nhưng giá cà phê luôn lệ thuộc vào các nhà đầu cơ, tổng công ty rất khó dự báo trước vì giá  tăng hay giảm đều do các nhà đầu cơ khống chế. Do xuất khẩu cà phê thô nên dù có sản lượng lớn nhưng các DN trong nước đều không làm chủ được giá xuất khẩu sẽ tăng hay giảm.

Tương tự với ngành cao su, khoảng 3 năm lại đây giá liên tục giảm sâu, không ít DN lao đao vì khó tìm đầu ra. Thế nhưng, nghịch lý là các DN trong nước đang phải nhập khẩu một lượng lớn cao su từ nước ngoài về để sản xuất.

Một số lãnh đạo DN nhập khẩu cao su để sản xuất cho hay, sở dĩ có nghịch lý cao su trong nước khó xuất khẩu, còn các DN trong nước vẫn phải nhập khẩu cao su với lượng lớn là do Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu cao su thiên nhiên dưới dạng thô, trong khi các DN trong nước lại cần cao su tổng hợp để sản xuất.

Ngoài xuất khẩu thô, nông sản Việt còn bị thua kém các nước khác vì chất lượng sản phẩm không đồng đều. Chia sẻ về điều này, ông Trần Anh Hoàng- Giám đốc Công ty Linh Anh, một DN sản xuất các sản phẩm nông sản chế biến- cho hay, để ký được một hợp đồng xuất khẩu DN phải rất khó khăn khi chứng minh cho đối tác thấy được năng lực sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và sản phẩm có chất lượng tốt.

Tuy nhiên, chỉ những DN lớn mới có đủ lực để làm từ A- Z (từ xây vùng nguyên liệu cho tới sản xuất chế biến), còn những đơn vị vừa và nhỏ thì chỉ có khả năng làm chế biến. Do đó, các DN nhỏ phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nông dân, đây cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm của Linh Anh không đồng đều cho mỗi lần xuất khẩu.

Theo ông Trần Anh Hoàng, với mỗi một sản phẩm chế biến từ trái chanh chúng tôi phải chọn mua từ rất nhiều hộ dân nhưng không phải lúc nào cũng mua được chanh có chất lượng đồng đều như nhau. Thậm chí có lúc không có chanh để mua vì nông dân đổ xô đi trồng những cây khác có lợi ích hơn… Đây cũng là nguyên nhân khiến đối tác nhập khẩu không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa do DN cung cấp.

Cần sản phẩm có chất lượng tốt

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách kinh tế hướng vào xuất khẩu đã có nhưng vì thiếu chủ động trong hoạt động xuất khẩu nên  nông sản Việt Nam luôn luôn phải phụ thuộc vào các thị trường.

Cái sai của DN hiện nay chính là tập trung quá nhanh, quá nhiều vào một số thị trường lớn. Khi thị trường nhận thấy dấu hiệu “bội thực” sản phẩm xuất khẩu nào đó thì sẽ hình thành những rào cản phi thuế quan không đáng có.

Nhiều ý kiến cho rằng, bước sang năm 2015, quan điểm xuất khẩu cũng phải thay đổi. Theo đó, thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, một sản phẩm muốn cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài, trước hết nó có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước về chất lượng và giá cả. DN không thể có hai loại sản phẩm: sản phẩm tiêu thụ nội địa và sản phẩm xuất khẩu.

Thời gian tới, cơ hội dành cho xuất khẩu rất lớn, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu nông sản khi mà hàng loạt hiệp định song phương và đa phương được ký kết, lúc đó thuế quan sẽ được dỡ bỏ về mức 0 – 5%. Đây chính là cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu Việt Nam nói chung và sản phẩm nông sản nói riêng. Tuy nhiên vấn đề cần được giải quyết đối với sản phẩm nông sản là ở chỗ sản phẩm xuất khẩu bán giá nào và có đạt chất lượng hay không?


Có thể bạn quan tâm

Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

28/07/2014
Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

04/04/2014
Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.

28/07/2014
Đo Chữ Đường Cây Mía Thiếu Minh Bạch Nông Dân Chịu Thiệt Đo Chữ Đường Cây Mía Thiếu Minh Bạch Nông Dân Chịu Thiệt

Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.

04/04/2014
Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh) Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh)

Đồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) với khoảng 2.000ha. Những năm qua, ý thức được việc phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ gia đình đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để trồng hồi, quế.

28/07/2014