Nông sản Việt Nam dễ bị chơi xấu

Theo ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), Singapore, Dubai, Trung Quốc tìm cách mua hàng hóa từ Việt Nam nhưng phần lớn giao dịch được đặt vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước theo phương thức trả chậm (20 ngày sau mới trả), hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.
Với những điều kiện thanh toán nói trên, ông Nam cho rằng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước sẽ bị trả lại hàng, bị đối tác tìm cách chê sản phẩm có “vấn đề”, hay cố tình đánh giá thấp chất lượng cà phê, tiêu, điều, gạo… để ép giá xuống thấp hơn giá đã mua khi lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ còn quá nhiều, hoặc khi họ không bán được hàng.
“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không những đã xuất khẩu với giá rất thấp cho nhà mua hàng Trung Quốc mà còn đồng ý cả phương thức 15 ngày sau mới thanh toán tiền.
Nhưng đến khi đối tác này không chịu trả tiền, cũng không chịu trả hàng thì các doanh nghiệp của ta cũng không biết làm gì hơn vì gạo đã nằm… trong kho người ta rồi”, ông Nam thông tin.
Các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị trả lại hàng khi xuất khẩu theo phương thức trả chậm.
Vicofa cũng cho biết thêm hiện đang có hàng trăm container tiêu, điều, cà phê bị trả về từ thị trường Dubai do giới đầu cơ nước này bán hàng không được nên tìm cách “đẩy về”.
Ông Nam cho rằng để tránh những trường hợp đáng tiếc nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đừng vì sốt ruột không bán được hàng mà chọn các phương thức thanh toán không theo chuẩn mực hóa quốc tế.
Vì thực tế vẫn có nhiều nhà mua hàng đồng ý chịu đặt cọc, mở L/C khi giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nước.
Điều này cho thấy chính bản thân người mua hàng cũng có sự phân biệt đối với người bán hàng, kiểu nào họ cũng có thể giao dịch được, muốn “chợ trời” cũng có, mà muốn theo chuẩn mực quốc tế cũng có.
“Phương thức thanh toán rất quan trọng.
Cần chuẩn mực hóa phương thức thanh toán vì những khách hàng nghiêm túc thì không thể nào cạnh tranh được với những khách hàng cố tình tạo ra các phương thức, cơ chế mới.
Mà thường những phương thức không theo chuẩn mực nào thì rất nguy hiểm.
Nó làm rối loạn thị trường hàng hóa xuất khẩu của chính chúng ta.
Và chính chúng ta tự làm mất giá sản phẩm của chính mình”, ông Nam cảnh báo.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, các nhà vườn trồng hoa kiểng ở 2 xã Hòa Thành và Tân Dương, huyện Lai Vung đang tập trung đầu tư, chăm sóc với mong muốn hoa kiểng phát triển tốt và ra hoa đúng vào dịp Tết.

Hiện tại, toàn huyện Tháp Mười có gần 150ha sen, trong đó Khu du lịch Đồng Sen là 45ha, nông dân đang xử lý để có hoa nở rộ vào dịp Tết Dương lịch để phục vụ khách tham quan, những diện tích còn lại đang được chăm sóc để thu hoạch gương cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Nguyên đán 2015.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng là một phong trào lớn do Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phát động. Thời gian qua, phong trào này được đông đảo bà con nông dân ở huyện Lai Vung nhiệt tình hưởng ứng, tham gia.

Hiện tại, Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ an rau toàn xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự có 53 thành viên, với vốn điều lệ 114 triệu đồng, chủ yếu phục vụ dịch vụ tưới tiêu, hỗ trợ vốn cho thành viên và cung ứng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, qua hơn 1 năm hoạt động HTX vẫn chưa thu hút được thành viên mới tham gia cũng như chưa phát huy hết công năng của HTX điểm của tỉnh.

Bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015, hầu hết nông dân trong tỉnh đều phấn khởi khi cả hai vụ sản xuất trong năm 2014 đều đạt được những kết quả thuận lợi. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, giá cả ổn định (trừ giá mủ cao su xuống thấp hơn những năm trước) là tiền đề để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng.