Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết vừa nhận được yêu cầu về nhập nông sản Việt của doanh nghiệp nước này để phân phối vào hệ thống siêu thị bán buôn.
Theo đó, các mặt hàng được yêu cầu gồm rau tươi các loại theo mùa ( rau cải, rau thơm, ớt tươi...) và một số quả. Trong đó, mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... có nhu cầu cao. Theo yêu cầu từ nước này, hàng nông sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của châu Âu mới được nhập khẩu.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết châu Âu là một trong những thị trường chiến lược của hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản. Hiện 28 quốc gia trong khu vực trong đó có Thụy Sỹ đã hoàn toàn mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nên gần như không còn bất kể hàng rào nào cản trở việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
Ngoài vấn đề kiểm dịch, an toàn thực phẩm, theo ông, vấn đề hoàn toàn phụ thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu. Do không có nhiều doanh nghiệp Việt tham gia thị trường khó tình này, nên theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị cần tăng cường năng lực xuất khẩu, các vùng trồng trong nước cũng phải đáp ứng chặt chẽ tiêu chuẩn đề ra để đối tác yên tâm về chất lượng.
Với lo ngại về chi phí vận chuyển nông sản hiện nay, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết có nhiều lựa chọn, song với hàng chế biến, vẫn nên duy trì đường biển. Riêng với mặt hàng rau quả tươi thì phương án tối ưu vẫn là hàng không. Hiện, một lượng đáng kể rau gia vị của Việt Nam được vận chuyển bằng máy bay sang Thụy Sĩ và một số quốc gia trong khu vực này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thụy Sĩ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng chính gồm: đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Việt Nam nhập khẩu từ nước này kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, chất dẻo...
Có thể bạn quan tâm

Dám nghĩ dám làm, mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Vũ Thị Dân, xã Thăng Long (Đông Hưng)

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ vừa phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Nghệ An, HTX Nam Thịnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lạc đen.

Anh Nguyễn Văn Hạnh (32 tuổi), ở xóm Đông Giai, xã Diễn Hoàng, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã biến lá dứa thành tơ sợi xuất khẩu đi châu Âu, mang về tiền tỉ.

Đến cống Lân xã Nam Cường huyện Tiền Hải, người dân ở đây ai cũng biết đến trang trại nuôi thỏ kết hợp tôm thẻ chân trắng của anh Đỗ Đức Thiện.

Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.