Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ

Nông sản Việt có thể xuất hiện tại siêu thị của Thụy Sĩ
Ngày đăng: 11/07/2015

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết vừa nhận được yêu cầu về nhập nông sản Việt của doanh nghiệp nước này để phân phối vào hệ thống siêu thị bán buôn.

Theo đó, các mặt hàng được yêu cầu gồm rau tươi các loại theo mùa ( rau cải, rau thơm, ớt tươi...) và một số quả. Trong đó, mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... có nhu cầu cao. Theo yêu cầu từ nước này, hàng nông sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của châu Âu mới được nhập khẩu.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết châu Âu là một trong những thị trường chiến lược của hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản. Hiện 28 quốc gia trong khu vực trong đó có Thụy Sỹ đã hoàn toàn mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nên gần như không còn bất kể hàng rào nào cản trở việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Ngoài vấn đề kiểm dịch, an toàn thực phẩm, theo ông, vấn đề hoàn toàn phụ thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu. Do không có nhiều doanh nghiệp Việt tham gia thị trường khó tình này, nên theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị cần tăng cường năng lực xuất khẩu, các vùng trồng trong nước cũng phải đáp ứng chặt chẽ tiêu chuẩn đề ra để đối tác yên tâm về chất lượng.

Với lo ngại về chi phí vận chuyển nông sản hiện nay, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết có nhiều lựa chọn, song với hàng chế biến, vẫn nên duy trì đường biển. Riêng với mặt hàng rau quả tươi thì phương án tối ưu vẫn là hàng không. Hiện, một lượng đáng kể rau gia vị của Việt Nam được vận chuyển bằng máy bay sang Thụy Sĩ và một số quốc gia trong khu vực này.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thụy Sĩ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng chính gồm: đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Việt Nam nhập khẩu từ nước này kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, chất dẻo...


Có thể bạn quan tâm

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

30/07/2015
Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015
Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

30/07/2015
Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

30/07/2015