Nông sản vào Mỹ được hỗ trợ

Ngoài việc sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, nông sản Việt cần chú trọng công tác xây dựng thương hiệu từ công đoạn nhỏ nhất như trình bày bao bì sản phẩm đạt chuẩn, bắt mắt...
Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng đại diện Hội Doanh nhân VN tại Mỹ, đã khuyến cáo như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp VN hội nhập quốc tế”, do Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN tổ chức sáng 23-10 tại TP.HCM.
Theo ông Dũng, trong thời gian tới hội sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp VN trong việc mở rộng, thâm nhập thị trường Mỹ như mở văn phòng cho thuê, trưng bày sản phẩm, tổ chức chương trình xúc tiến, xây kho ngoại quan tại cảng, tạo thuận lợi kho bãi cho nông sản VN đến Mỹ...
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.