Nông sản vào Mỹ được hỗ trợ

Ngoài việc sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, nông sản Việt cần chú trọng công tác xây dựng thương hiệu từ công đoạn nhỏ nhất như trình bày bao bì sản phẩm đạt chuẩn, bắt mắt...
Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng đại diện Hội Doanh nhân VN tại Mỹ, đã khuyến cáo như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp VN hội nhập quốc tế”, do Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN tổ chức sáng 23-10 tại TP.HCM.
Theo ông Dũng, trong thời gian tới hội sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp VN trong việc mở rộng, thâm nhập thị trường Mỹ như mở văn phòng cho thuê, trưng bày sản phẩm, tổ chức chương trình xúc tiến, xây kho ngoại quan tại cảng, tạo thuận lợi kho bãi cho nông sản VN đến Mỹ...
Có thể bạn quan tâm

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.

Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.