Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Sản Trung Quốc Vẫn Tràn Ngập Thị Trường

Nông Sản Trung Quốc Vẫn Tràn Ngập Thị Trường
Ngày đăng: 21/07/2014

Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), chợ nông sản lớn nhất miền Bắc, trung bình mỗi ngày nhập từ 200- 300 tấn rau, củ quả với nhiều chủng loại như nho, táo, quýt, cải bắp, cà chua, cà rốt, khoai tây, hành tây….

Từ đây, các loại rau quả này lại được xé lẻ đưa đi tiêu thụ khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các mặt hàng nông sản Trung Quốc được trà trộn bày bán với các mặt hàng nông sản Việt Nam.

Do vậy, người tiêu dùng rất khó phân biệt nguồn gốc hàng hóa và có chứa thuốc bảo quản độc hại hay không. Đa số người dân đi mua hàng đều dựa trên những kinh nghiệm để phân biệt các loại rau, củ, quả trong nước hay Trung Quốc, đặc biệt là những loại rau, củ quả trái mùa.

Chị Trần Thu Hương, ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Bắp cải, cà rốt, khoai tây, cà chua ở chợ hiện nay hầu hết đều của Trung Quốc. Gia đình tôi thời gian gần đây không mua những loại rau củ này vì người bán hàng quen khuyên không nên ăn. Còn với những khách không quen, họ vẫn nói là hàng Đà Lạt, nhưng thực chất là của Trung Quốc.”

Hầu hết tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, bất cứ sạp hàng rau, củ quả nào cũng đều bày bán các sản phẩm nhập về từ Trung Quốc. Nhiều người tiêu dùng lo ngại trước thông tin hàng nông sản của Trung Quốc có chứa chất bảo quản và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ năm 2013 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện 17 lô hàng gồm: nho, chanh, cà rốt, táo, cam, quýt, với số lượng khoảng 300 tấn nhập khẩu vào Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm, có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép… Khi về đến Việt Nam, toàn bộ các mặt hàng này đã được các tiểu thương dán mác Việt.

Chị Nguyễn Thị Núi, một tiểu thương chợ Trung Hòa, Cầu Giấy thường đi lấy hàng ở các chợ đầu mối, mỗi ngày bán ra hàng tấn rau, củ quả, khẳng định, những mặt hàng như cà rốt, khoai tây, cà chua, hành tây, bắp cải, cải thảo, củ cải trắng đang được bày bán ở  các chợ đều là hàng Trung Quốc. Lượng rau củ Đà Lạt thường rất ít và giá đắt gấp 2, 3 lần giá rau, củ của Trung Quốc.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lô hàng có chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép vẫn tràn vào Việt Nam là do được thông quan khi chưa biết kết quả kiểm tra. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong thông quan, các tiểu thương nhập hàng nông sản kém chất lượng, mất an toàn thực phẩm vào trong nước tiêu thụ.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm và môi trường, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hầu hết các lô hàng được kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, khi các sản phẩm này từ các quốc gia đã được đăng ký vào danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu hàng nông sản hay hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam thì mới được phép làm thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm.

Cục sẽ tiến hành kiểm tra các lô hàng theo lịch sử tuân thủ và tần suất nhập khẩu của từng lô hàng theo quy định tại Thông tư 13, tối đa là 10%, quy định này phù hợp theo thông lệ quốc tế.

Để hạn chế các lô hàng có thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép thì các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ từ cửa khẩu và nếu phát hiện vi phạm phải xử lý kịp thời. Người tiêu dùng cần tránh mua các loại rau củ quả trái mùa, không rõ nguồn gốc và nên sử dụng sản phẩm chính mùa thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời

Diện tích ca cao trong tỉnh Bến Tre còn không nhiều, từ trên 10.000ha nay giảm còn trên dưới 2.500ha. Hiện nay, ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa đúng thì yếu tố sâu hại là vấn đề rất đáng lo ngại.

24/08/2015
Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Thời gian qua, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xác định sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ yếu, trong đó lúa là cây trồng chủ lực; Vì vậy, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng mô hình cánh đồng lúa lớn, giúp nông dân liên kết sản xuất, có đầu ra ổn định.

24/08/2015
Bình Định khó phát triển vùng nguyên liệu mía Bình Định khó phát triển vùng nguyên liệu mía

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

24/08/2015
Khẳng định vai trò kinh tế tập thể Khẳng định vai trò kinh tế tập thể

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

24/08/2015
Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu Anh Lê Văn Thảo (Bến Tre) tỷ phú cây giống mãng cầu

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.

24/08/2015