Nông sản rõ xuất xứ mới dễ đưa vào Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này từ 241-420%). Theo ông Phạm Khắc Tuyên - Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Hàn Quốc cam kết ưu đãi cắt giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu cho các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, cơ khí... Đặc biệt, cam kết miễn thuế mặt hàng tôm của Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần lên đến mức 15.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, ông Tuyên cũng lưu ý, do đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ nên kinh nghiệm về thị trường còn hạn chế, do vậy khi xuất khẩu cần chú ý về xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu- bà Bùi Kim Thùy cho rằng về xuất khẩu sang Hàn Quốc, cơ hội và các ưu đãi về thuế quan là rất lớn, nhưng để có thể tận dụng tối đa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong cam kết. Để đưa sản phẩm Việt Nam vào Hàn Quốc nhiều hơn, doanh nghiệp có thể thông qua các nhà phân phối lớn của Hàn Quốc, như E-Mart, Lotte Mart, các hiệp hội, thương vụ Hàn Quốc... Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao được chất lượng sản phẩm để vào chuỗi phân phối; tìm hiểu các vấn đề về tiêu chuẩn, hợp chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Theo báo cáo từ Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), năm 2014, Việt Nam có khoảng 40 nhóm mặt hàng xuất sang Hàn Quốc, đạt kim ngạch hơn 7 tỷ USD, tăng 7,7% so năm 2013; trong đó dệt may là nhóm hàng đạt kim ngạch cao nhất với 2,4 tỷ USD (chiếm gần 30%).
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết

Sau khi nhận được báo cáo từ các tỉnh khẳng định có thực trạng như báo NTNN nêu, Bộ NNPTNT đã lập tức chỉ đạo địa phương phải xử lý nghiêm túc tình trạng người ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm.

Để nâng cao hiệu quả khai thác, trong các chiều biển, thời gian gần đây nhiều hộ ngư dân ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã chủ động chuyển đổi nghề sang khai thác sam biển, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.