Nông sản rõ xuất xứ mới dễ đưa vào Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này từ 241-420%). Theo ông Phạm Khắc Tuyên - Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Hàn Quốc cam kết ưu đãi cắt giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu cho các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, cơ khí... Đặc biệt, cam kết miễn thuế mặt hàng tôm của Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần lên đến mức 15.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, ông Tuyên cũng lưu ý, do đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ nên kinh nghiệm về thị trường còn hạn chế, do vậy khi xuất khẩu cần chú ý về xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu- bà Bùi Kim Thùy cho rằng về xuất khẩu sang Hàn Quốc, cơ hội và các ưu đãi về thuế quan là rất lớn, nhưng để có thể tận dụng tối đa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong cam kết. Để đưa sản phẩm Việt Nam vào Hàn Quốc nhiều hơn, doanh nghiệp có thể thông qua các nhà phân phối lớn của Hàn Quốc, như E-Mart, Lotte Mart, các hiệp hội, thương vụ Hàn Quốc... Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao được chất lượng sản phẩm để vào chuỗi phân phối; tìm hiểu các vấn đề về tiêu chuẩn, hợp chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Theo báo cáo từ Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), năm 2014, Việt Nam có khoảng 40 nhóm mặt hàng xuất sang Hàn Quốc, đạt kim ngạch hơn 7 tỷ USD, tăng 7,7% so năm 2013; trong đó dệt may là nhóm hàng đạt kim ngạch cao nhất với 2,4 tỷ USD (chiếm gần 30%).
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi lươn thương phẩm những năm gần đây phát triển mạnh ở TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) nhưng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên đang khan hiếm dần, không đáp ứng kịp nhu cầu của người nuôi.

Vụ cá Nam năm 2015 (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch), ngư dân các huyện ven biển đã chủ động đầu tư, đóng mới, cải hoán, nâng công suất tàu để vươn khơi khai thác thủy sản với các nghề, như: lưới kéo đơn, vây rút chì, lưới chụp mực, câu, dịch vụ nghề cá...

Thời điểm này, những người làm nghề chài cá ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) thường chài dính cá vồ đém nhiều hơn mùa khô.

XK tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 8/2015 đạt 60,2 triệu USD; giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.Trong 8 tháng đầu năm, XK đạt 373,8 triệu USD; giảm 50% so với cùng kỳ năm 2014.

Mùa mưa Tây Nguyên là cơ hội thuận lợi cho dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc phát sinh, lây lan, phần lớn tập trung ở các hộ gia đình chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ.