Nông nghiệp tiếp cận TPP bằng ứng dụng công nghệ cao

Tại Hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức sáng 24.10, nhiều giải pháp tiếp cận TPP từ góc độ nông nghiệp đã được đưa ra, trong đó đáng chú ý là đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Các đại biểu tham gia hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đề xuất giải pháp tiếp cận TPP
Bà Nguyễn Thị Nguyên Trinh - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đánh giá: “Trong tất cả các phương pháp chuyển giao khoa học - công nghệ thì việc xây dựng mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào tiến bộ khoa học - công nghệ được giới thiệu.
Ngoài ra cũng cần có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên để hướng dẫn công nghệ cho nông dân”.
Trong khi đó, TS Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao thì lại đề xuất tham gia chuỗi cung ứng nông sản khi gia nhập TPP với ngành nông nghiệp.
Cụ thể, các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông sản gồm: Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước;
Phát triển dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng thương hiệu nông sản…
Có thể bạn quan tâm

Từng định bỏ nghề nuôi tôm, ông Trần Văn Vũ đã thành tỷ phú tôm nước lợ tiêu biểu của tỉnh Bến Tre. 'Bí kíp' nằm ở quy trình nuôi theo công nghệ sinh học.

Mô hình trồng nho Hạ Đen của kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương không chỉ bán lấy quả, thu nhập cao mà còn làm vườn sinh thái để phát triển du lịch.

Nuôi cá tai tượng trong bể lót bạt và bể xi măng giữa lòng đô thị. Chỉ với 1.500 m2 mặt nước đã đem lại thu nhập khá ổn định cho gia đình ông mỗi năm.

Từ các mô hình hạt nhân do khuyến nông triển khai, phong trào nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh đã và đang lan tỏa mạnh mẽ ở Đồng Nai.

Mỗi ha khoai mài sau 6 tháng trồng, có thể cho thu nhập từ 650 - 800 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 350 - 500 triệu đồng, có bao nhiêu được mua hết.