Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông nghiệp sinh thái ở Hội An

Nông nghiệp sinh thái ở Hội An
Ngày đăng: 29/09/2015

Nhìn vào sự phát triển vượt bậc ở khu vực nông thôn càng thấy rõ vai trò của kinh tế nông nghiệp trong đời sống xã hội.

“Ngày hội bắp nếp” hằng năm góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị cây bắp Cẩm Nam.

Sản phẩm du lịch từ nông nghiệp

Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của Hội An chỉ chiếm 34% so với diện tích đất tự nhiên nhưng trên thực tế, diện tích đất sản xuất cho sản phẩm có giá trị chỉ khoảng 1.050ha, chiếm 50% trong diện tích đất nông nghiệp và chiếm 17% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp xếp vị trí sau cùng, chiếm tỷ trọng dưới 10% nhưng kinh tế nông nghiệp góp phần quan trọng ổn định đời sống một bộ phận nhân dân trong bối cảnh sản xuất - kinh doanh trên một số lĩnh vực khác gặp nhiều khó khăn. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng ổn định 3% - 4%/năm.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND thành phố, sản xuất nông nghiệp ở Hội An những năm qua gắn chặt với hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái để tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch và khai thác giá trị tăng thêm của sản phẩm nông nghiệp như ẩm thực, thưởng ngoạn cảnh quan, trải nghiệm cuộc sống lao động...

“Thành phố đã chỉ đạo cụ thể hóa các mục tiêu từ Chương trình xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, chỉ đạo duy trì diện tích đồng ruộng hiện có để tạo cảnh quan môi trường, chú trọng gắn kết hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với việc tạo các sản phẩm, tour, tuyến du lịch độc đáo để thu hút khách, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân” - ông Dũng nói.

Với Hội An, có những sản phẩm du lịch nông nghiệp rất đặc trưng mà hiếm nơi khác có được nhờ sự chuyển đổi cây trồng đúng hướng kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn.

Bà Nguyễn Thị Vân - Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết, bắp nếp Cẩm Nam vốn nổi tiếng ở giá trị thực phẩm tươi được chế biến thành các món ăn độc đáo càng được nâng cao giá trị hơn và ngày càng khẳng định thương hiệu thông qua hoạt động “Ngày hội bắp nếp” tổ chức vào 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Hoa, cây cảnh Hội An không chỉ là sản phẩm phục vụ trang trí, thú chơi mỗi khi tết đến xuân về mà còn được người trồng cung cấp quanh năm để phục vụ trưng bày, sắp đặt trong các không gian sân vườn, nhà thờ, nội thất gia đình, cơ quan, công sở...

Lúa ở Hội An có năng suất bình quân thuộc hàng cao nhất tỉnh, khoảng 60 - 65 tạ/ha/năm nhưng giá trị mang lại chính là được khai thác để tạo cảnh quan, làm “xanh hóa”, “đồng ruộng hóa” cho du khách trải nghiệm đời sống người nông dân.

Rau Trà Quế, rau hữu cơ Cẩm Thanh, khoai lang, đậu phụng ở các vườn nhà, tôm, các loài thủy sản nước lợ nuôi trong các hồ, ao... dần dà đã trở thành những món ẩm thực được nhiều du khách ưa chuộng.

Kết nối nông dân - doanh nghiệp

Cũng từ những sản phẩm nông nghiệp, chính quyền thành phố đã khuyến khích và tạo điều kiện cho người nông dân liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp tham gia khai thác các mô hình sản xuất, các tour - tuyến phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm sản xuất, làm nghề, khám phá cảnh quan sinh thái, đời sống văn hóa làng quê, tổ chức chợ quê, ẩm thực làng nghề...

Theo thống kê, giá trị sản xuất trên một đơn vị sản xuất nông nghiệp của thành phố ngày càng được nâng cao.

Bắp nếp sản xuất 2 vụ đạt 120 -140 triệu/ha. Rau các loại 150 - 200 triệu/ha, với sản xuất 2 vụ có cơ giới hóa, sau khi trừ chi phí sản xuất, người nông dân thu 500 - 600 ngàn đồng/sào/năm.

Nhưng nếu gắn với phục vụ du lịch thì có thể thu 2,5 triệu - 3,5 triệu đồng/sào/năm tuy số này còn ít.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm (bình quân 1%/năm), tuổi lao động ngày càng cao, diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hóa, tình trạng bỏ ruộng không sản xuất ngày càng nhiều, việc nâng cao giá trị tăng thêm, mang lại thu nhập cho nông dân để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời tạo cảnh quan, môi trường an toàn thuận lợi cho phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết.

Ông Trần Ánh - Phó Bí thư thường trực Thành ủy cho biết định hướng chung của đảng bộ trong những năm tới:

“Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp sạch, sinh thái, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sạch gắn với cơ giới hóa, cung cấp nông sản an toàn, chất lượng, trong đó chú trọng các loại cây trồng được xem là thế mạnh như hoa, cây cảnh, rau gia vị, bắp nếp, các nông sản được sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ, các loại cây dược liệu...”.

Bên cạnh đó, cần tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với các nhiệm vụ chủ yếu là đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển; chú trọng hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất, đa dạng cây trồng, con vật nuôi theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch gắn với du lịch - dịch vụ.


Có thể bạn quan tâm

Đề Nghị Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hỗ Trợ Hóa Chất Xử Lý Môi Trường Nuôi Tôm Ở Trà Vinh Đề Nghị Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hỗ Trợ Hóa Chất Xử Lý Môi Trường Nuôi Tôm Ở Trà Vinh

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

29/05/2013
Người Sản Xuất Mía Đạt Lợi Nhuận Khoảng 30% Người Sản Xuất Mía Đạt Lợi Nhuận Khoảng 30%

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

26/07/2013
Hiệu Quả Thiết Thực Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Hiệu Quả Thiết Thực Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

30/07/2013
Cứu Người Chăn Nuôi Cứu Người Chăn Nuôi

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

31/05/2013
Hướng Đi Mới Cho Chăn Nuôi Dê, Cừu Hướng Đi Mới Cho Chăn Nuôi Dê, Cừu

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.

30/07/2013