Nông-lâm-ngư nghiệp đem về 14.000 tỷ đồng

Giá trị sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp năm 2015 đạt trên 14.000 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2010.
Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất đạt 90 triệu đồng/năm.
Mỗi năm ông Lê Quang Minh (xã An Lập, huyện Dầu Tiếng) thu lời 3 tỷ đồng từ 4 trại nuôi gà lạnh.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị, hiệu quả cao.
Lĩnh vực trồng trọt đã quy hoạch phát triển các vùng sản xuất cây trồng có giá trị như rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh.
Phương pháp, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp truyền thống cũng được thay bằng các phương pháp mới, góp phần giảm chi phí lao động, tăng thu nhập như thiết kế hệ thống tưới tự động theo công nghệ của Israel, 100% diện tích canh tác cây lâu năm được cơ giới hóa.
Nhiều mô hình trồng cam, quýt, bưởi, trồng rau trong nhà lưới...
cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/năm/ha, cá biệt có mô hình đạt 1 tỷ đồng/ha/năm, như trồng hoa lan.
Hiện trên địa bàn Bình Dương có 12 công ty sản xuất, chăn nuôi heo giống, heo thịt (gần 200.000 con), gà giống, gà thịt và gà đẻ trứng (trên 5,2 triệu con).
Các công ty này đều đầu tư giống mới, hệ thống chuồng lạnh tập trung, sử dụng thiết bị chăn nuôi tự động gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng/lứa đối với đàn heo thịt 900 - 1.200 con và đàn gia cầm từ 12.000 - 15.000 con.
Cũng theo ông Bông, nhờ áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp nên kinh tế khu vực nông thôn phát triển nhanh, trên 97% nhà ở nông thôn được xây dựng kiên cố và khang trang; 99,9% hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia; trên 85% đường huyện được tráng nhựa và bê tông hóa; hệ thống thủy lợi đảm bảo yêu cầu tưới tiêu cho 100% diện tích lúa và cây ngắn ngày...
Đặc biệt, thu nhập bình quân của tỉnh đã đạt 59 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Còn các dự án hoặc đầu tư mua sắm, lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị, các dự án chế tạo máy thiết bị sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.

Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.