Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nồng độ pH thấp có thể loại bỏ hiện tượng tảo vàng nở hoa gây hại - nguyên nhân giết chết cá

Nồng độ pH thấp có thể loại bỏ hiện tượng tảo vàng nở hoa gây hại - nguyên nhân giết chết cá
Tác giả: N.H. (Theo Sciencedaily)
Ngày đăng: 02/05/2016

Tảo vàng (Golden), Texas Tide hoặc Prymnesium parvum được gọi bằng tên khoa học, sản sinh ra các độc tố có thể làm ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước.

Trong thập kỷ qua, hiện tượng nở hoa của tảo vàng được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng triệu cá trong khu dự trữ Texas.

Nghiên cứu được công bố trên Harmful Algae số ra tháng 12.

Tiến sĩ Bryan W.Brooks - giáo sư về khoa học môi trường và là nhà nghiên cứu y sinh học tại Baylor đồng thời là giám đốc của chương trình khoa học môi trường và chương trình khoa học sức khỏe môi trường, cùng với nhóm nghiên cứu của ông cho biết rằng nồng độ pH trung tính ngăn cản sự phát triển của hiện tượng nở hoa của tảo và độc tính của tảo đã được giảm bớt đáng kể.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng độ pH trên bề mặt nước là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hiện tượng nở hoa của tảo Prymnesium parvum có hại diễn ra tại các ao hồ hoặc hồ chứa.

Bên cạnh nhận biết rõ ràng hơn về các hệ sinh thái và về độc tính của loài xâm lấn này, thông tin mới này hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường bền vững hơn trong nghề cá và nguồn cung cấp nước uống.

Brooks và nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành hai thí nghiệm - một thí nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian trước khi tảo nở hoa và một thí nghiệm khác được thực hiện ở giai đoạn nở hoa trong thời gian hơn 21 ngày để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ pH 7 và 7,5 tới độc tính của tảo vàng.

Nghiên cứu ở hồ Granbury, Texas - một địa điểm phổ biến với sự nở hoa của tảo vàng có sức tàn phá cũng bao gồm trong nghiên cứu về vùng nước ao hồ không được xử lý với độ pH là 8,5.

Trong thí nghiệm về quá trình tảo nở hoa, độc tính tác động đến cá được quan sát thấy trong nước ao hồ không được xử lý (pH 8,5) và trong ao hồ đã được xử lý pH 7,5.

Tuy nhiên, mức xử lý ở độ pH 7 không còn độc tính trong suốt 21 ngày nghiên cứu. 

Các nhà nghiên cứu có thể xác định rõ hơn khi nào và nơi nào hiện tượng nở hoa độc hại có thể xảy ra và triển khai thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động của tảo vàng.

Tảo vàng có thể được tìm thấy trong các tiểu bang Ala., Ariz., Ark., Calif., Fla., Hawaii, La., Maine, Miss., N.C., N.M., Okla., Pa., S.C., Texas, Wash., W.Va.và Wyo.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi Phòng trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Cá rô phi là đối tượng có khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì bệnh xuất huyết đang gây trở ngại, khó khăn cho nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này.

24/11/2015
Hiệu quả vượt trội từ lai ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel Hiệu quả vượt trội từ lai ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel

Nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu; các hộ dân tại một số huyện ở tỉnh Hải Dương đã áp dụng mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với cá truyền thống (cá rô phi là chính) cho thu nhập ổn định.

24/11/2015
Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi

Công nghệ biofloc đã được ứng dụng rất nhiều trong các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào nuôi thương phẩm cá rô phi cho năng suất cao tới 26 tấn/ha/vụ.

24/11/2015
Đực hóa cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong nước pha spironolacton Đực hóa cá rô phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong nước pha spironolacton

Spironolacton (SP) là một steroid nhân tạo. SP là chất đối kháng (antagonist) của aldosteron nên được dùng như một loại thuốc chống cao huyết áp.

24/11/2015
Giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá rô phi nhờ bổ sung chế phẩm tăng cường tiêu hóa/hấp thu Giảm hàm lượng protein trong thức ăn cá rô phi nhờ bổ sung chế phẩm tăng cường tiêu hóa/hấp thu

Cá rô phi đã thu hút được nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua và là loại cá được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) công nhận là nguồn chính cung cấp đạm thực phẩm cho con người trong thế kỷ này.

24/11/2015