Nông Dân Yên Tâm Đầu Tư Trồng Mới Hồ Tiêu

Giá hồ tiêu liên tục tăng tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.
Liên tục trong nhiều năm nay giá hồ tiêu trên thị trường Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn biến động tăng giá, đây cũng là yếu tố tạo động lực cho các nhà vườn sản xuất hồ tiêu ở Phú Quốc yên tâm đầu tư phát triển bền vững loại cây trồng truyền thống trên đảo.
Đến thời điểm này, giá bán hồ tiêu tại Phú Quốc giao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg tiêu cội, hơn 250.000 đồng/kg đối với loại tiêu chín, tăng gấp 1,5 lần với giá bán thời điểm thu hoạch chính vụ 2013-2014 và cao nhất kể từ trước đến nay.
Giá hồ tiêu liên tục tăng trong nhiều năm qua, mang lại tín hiệu vui, tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Quý, người trồng tiêu ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương phấn khởi cho biết, người nông dân trên đảo trước nay vẫn dựa vào cây tiêu để xóa đói giảm nghèo, với mức giá như hiện nay, bà con nông dân trên đảo yên tâm trồng và phát triển cây hồ tiêu. Với giá tiêu này, mỗi hộ dân chỉ trồng 300 cây tiêu đã có thể cho lợi nhuận trang trải sinh hoạt ổn định cho gia đình 4 nhân khẩu.
Mùa mưa năm nay, hầu hết các nhà vườn trên đảo Phú Quốc đều phấn khởi tập trung trồng mới vườn tiêu hoặc trồng thay thế phục hồi các vườn tiêu cũ bị lão hóa. Nhiều nông hộ còn mạnh dạn đầu tư trồng mới với số lượng lớn từ 1.000 - 2.000 bụi.
Do phong trào trồng hồ tiêu diễn ra khá rầm rộ đã khiến chi phí đầu tư trồng mới cũng tăng cao. Theo tính toán của bà con nông dân, năm nay chi phí trồng mới khoảng 400.000 đồng/bụi bao gồm mua cây nọc, giống, công làm đất, phân bón.
Đây là cây trồng đòi hỏi mất nhiều công sức, tuy nhiên nếu giá hồ tiêu vẫn giữ mức ổn định trên 150.000 đồng/kg thì mỗi ha tiêu sau khi trừ chi phí cũng cho lợi nhuận hơn 300.000 triệu đồng, nông dân vẫn có cơ hội làm giàu trên mảnh vườn, thửa rẫy của mình.
Anh Huỳnh Quang Trung, một người trồng tiêu ở huyện Phú Quốc cho biết, giá tiêu 2 năm nay thấy ổn định. Nếu đầu tư theo đúng bài bản, người trồng tiêu sau 1 năm có thể thu hồi vốn.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Sở Văn hóa thể thao - du lịch và UBND huyện Phú Quốc khảo sát và nghiên cứu xây dựng đề tài mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu đảo Phú Quốc nhằm đưa mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu Phú Quốc phát triển quy mô và bền vững.
Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2015, Phú Quốc chỉ giữ vững diện tích hồ tiêu khoảng 500 ha. Bởi vậy huyện cũng khuyến cáo nông dân không nên đầu tư trồng mới ồ ạt, tránh tình trạng hồ tiêu biến động xuống giá, điều này đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
Có thể bạn quan tâm

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.