Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Yên Lập Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Nông Dân Yên Lập Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi
Ngày đăng: 19/08/2014

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Yên Lập được triển khai sâu rộng; tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, động viên tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên của các hội viên; góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, tạo đà thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

Hội viên nông dân Đinh Minh Thìn tích cực sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Chủ tịch Hội nông dân huyện Phạm Đức Hùng đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình làm kinh tế giỏi ở xã Minh Hòa như: Gia đình hội viên Lê Văn Nghiệp ở khu 7, Đinh Hồng Liên ở khu 5, Đinh Minh Thìn ở khu 6…

Tới thăm mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình nông dân Đinh Minh Thìn ở khu 6, chúng tôi thầm cảm phục nghị lực vượt lên của anh. Tưởng chừng không thể đứng dậy sau vụ tai nạn lao động đã cướp đi một cánh tay khi anh đang ở cái tuổi tràn đầy mơ ước.

Song với ý chí quyết tâm và nhiệt huyết tuổi trẻ, anh Thìn đã vượt lên tất cả, bắt tay vào phát triển kinh tế, hăng say lao động sản xuất với cánh tay còn lại. Năm 2008, gia đình anh Thìn được vay 20 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội do Hội nông dân đứng ra nhận ủy thác, anh đầu tư nuôi mười con lợn thịt, vài chục con gà vịt cùng các loại rau màu ngắn ngày…

Do chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào sản xuất, mô hình kinh tế tổng hợp của anh ngày một phát triển. Đến nay, gia đình anh đã có một hệ thống chuồng trại quy mô lớn, trong chuồng thường xuyên duy trì trên một trăm đầu lợn thịt, 11 lợn nái, gần chục con trâu, bò, 1ha rừng cùng ao thả cá… Mỗi năm trừ chi phí cũng cho gia đình thu nhập cả trăm triệu đồng…

Đây chỉ là một trong số hàng nghìn hộ nông dân SXKDG của huyện Yên Lập. Được biết, hàng năm huyện có trên 7.300 hộ đăng ký SXKDG các cấp, qua bình xét có hơn 5.000 hộ đạt tiêu chí. Trong năm 2013, số hộ SXKDG cấp Trung ương có 71 hộ, cấp tỉnh 436 hộ, cấp huyện 1.199 hộ, cấp cơ sở có hơn 3.400 hộ. Các cấp hội nông dân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm thúc đẩy phong trào phát triển sâu rộng, ngày càng lớn mạnh.

Với những tiêu chí đã quy định hàng năm, Hội nông dân huyện giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ SXKDG cho các cơ sở hội, chỉ đạo các cấp hội thường xuyên kiểm tra, có đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp chỉ đạo phong trào một cách sát thực và hiệu quả.

Chủ tịch Hội nông dân huyện Phạm?Đức Hùng cho biết: “Các cấp hội đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế.

Hội còn chủ động đứng ra tín chấp với ngân hàng, nhận ủy thác cho các hội viên vay vốn với tổng dư nợ hiện nay lên đến trên 71 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ gia đình SXKDG là trên 11 tỷ đồng. Đồng thời, tích cực vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình sản xuất.

Đến nay, tổng số quỹ đạt trên 800 triệu đồng đã giúp cho gần 50 hộ phát triển sản xuất. Hội còn đẩy mạnh phong trào hội viên tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, cây con giống, kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau giảm nghèo hiệu quả ngay từ cơ sở”.

Ngoài hỗ trợ về vốn, giống dưới nhiều hình thức, Hội còn chủ động phối hợp với Công ty CP supe  phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng cho nông dân hàng trăm tấn phân bón theo hình thức trả chậm; thực hiện hàng chục mô hình sử dụng phân bón khép kín trên cây chè, cây lúa, cây ngô.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y mở nhiều lớp tập huấn về phương pháp sử dụng phân bón, cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… cho hàng ngàn lượt hội viên, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng để hội viên áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Ở Hải Hậu Vụ Đông Ở Hải Hậu

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

24/11/2014
Đổi Thay Ở Yến Mao Đổi Thay Ở Yến Mao

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

24/11/2014
Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

24/11/2014
Ðất Trống, Đồi Trọc Đã Xanh Rừng Ðất Trống, Đồi Trọc Đã Xanh Rừng

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

24/11/2014
Võ Nhai Trồng Mới 870 Ha Rừng Võ Nhai Trồng Mới 870 Ha Rừng

Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.

24/11/2014