Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Yên Lập Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Nông Dân Yên Lập Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi
Ngày đăng: 19/08/2014

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Yên Lập được triển khai sâu rộng; tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, động viên tinh thần, nghị lực vượt khó vươn lên của các hội viên; góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, tạo đà thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

Hội viên nông dân Đinh Minh Thìn tích cực sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Chủ tịch Hội nông dân huyện Phạm Đức Hùng đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình làm kinh tế giỏi ở xã Minh Hòa như: Gia đình hội viên Lê Văn Nghiệp ở khu 7, Đinh Hồng Liên ở khu 5, Đinh Minh Thìn ở khu 6…

Tới thăm mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình nông dân Đinh Minh Thìn ở khu 6, chúng tôi thầm cảm phục nghị lực vượt lên của anh. Tưởng chừng không thể đứng dậy sau vụ tai nạn lao động đã cướp đi một cánh tay khi anh đang ở cái tuổi tràn đầy mơ ước.

Song với ý chí quyết tâm và nhiệt huyết tuổi trẻ, anh Thìn đã vượt lên tất cả, bắt tay vào phát triển kinh tế, hăng say lao động sản xuất với cánh tay còn lại. Năm 2008, gia đình anh Thìn được vay 20 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội do Hội nông dân đứng ra nhận ủy thác, anh đầu tư nuôi mười con lợn thịt, vài chục con gà vịt cùng các loại rau màu ngắn ngày…

Do chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào sản xuất, mô hình kinh tế tổng hợp của anh ngày một phát triển. Đến nay, gia đình anh đã có một hệ thống chuồng trại quy mô lớn, trong chuồng thường xuyên duy trì trên một trăm đầu lợn thịt, 11 lợn nái, gần chục con trâu, bò, 1ha rừng cùng ao thả cá… Mỗi năm trừ chi phí cũng cho gia đình thu nhập cả trăm triệu đồng…

Đây chỉ là một trong số hàng nghìn hộ nông dân SXKDG của huyện Yên Lập. Được biết, hàng năm huyện có trên 7.300 hộ đăng ký SXKDG các cấp, qua bình xét có hơn 5.000 hộ đạt tiêu chí. Trong năm 2013, số hộ SXKDG cấp Trung ương có 71 hộ, cấp tỉnh 436 hộ, cấp huyện 1.199 hộ, cấp cơ sở có hơn 3.400 hộ. Các cấp hội nông dân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm thúc đẩy phong trào phát triển sâu rộng, ngày càng lớn mạnh.

Với những tiêu chí đã quy định hàng năm, Hội nông dân huyện giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ SXKDG cho các cơ sở hội, chỉ đạo các cấp hội thường xuyên kiểm tra, có đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp chỉ đạo phong trào một cách sát thực và hiệu quả.

Chủ tịch Hội nông dân huyện Phạm?Đức Hùng cho biết: “Các cấp hội đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế.

Hội còn chủ động đứng ra tín chấp với ngân hàng, nhận ủy thác cho các hội viên vay vốn với tổng dư nợ hiện nay lên đến trên 71 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ gia đình SXKDG là trên 11 tỷ đồng. Đồng thời, tích cực vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình sản xuất.

Đến nay, tổng số quỹ đạt trên 800 triệu đồng đã giúp cho gần 50 hộ phát triển sản xuất. Hội còn đẩy mạnh phong trào hội viên tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, cây con giống, kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau giảm nghèo hiệu quả ngay từ cơ sở”.

Ngoài hỗ trợ về vốn, giống dưới nhiều hình thức, Hội còn chủ động phối hợp với Công ty CP supe  phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng cho nông dân hàng trăm tấn phân bón theo hình thức trả chậm; thực hiện hàng chục mô hình sử dụng phân bón khép kín trên cây chè, cây lúa, cây ngô.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y mở nhiều lớp tập huấn về phương pháp sử dụng phân bón, cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… cho hàng ngàn lượt hội viên, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng để hội viên áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Nhức nhối chất lượng phân bón Nhức nhối chất lượng phân bón

Cuối tuần trước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề nhức nhối được nhiều đại biểu đề cập là chất lượng phân bón và việc sử dụng không đúng cách gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

23/07/2015
Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía

Bệnh trắng lá mía phát triển và gây hại trên hàng trăm ha mía tại các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai ngay từ thời điểm đầu vụ đã và đang là mối lo của nhiều người trồng mía. Nguy cơ lây lan nhanh và rộng, lại chưa có thuốc đặc trị khiến công tác phòng-chống đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp địa phương trong điều kiện thời tiết liên tục diễn biến thất thường như hiện nay.

23/07/2015
Thương lái mua mía chục hớt tay trên doanh nghiệp Thương lái mua mía chục hớt tay trên doanh nghiệp

Hơn 30ha mía nằm trong vuông bơm nước tập trung ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã được người dân nơi đây bán mía chục và cân ký cho thương lái gần hết diện tích.

23/07/2015
Gần 20ha nghêu của HTX Thắng Lợi bị thiệt hại Gần 20ha nghêu của HTX Thắng Lợi bị thiệt hại

Mới đây, gần 20ha nghêu trong bãi nghêu của Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) bị thiệt hại.

23/07/2015
Nuôi tôm thẻ chân trắng vùng nước ngọt - lợi bất cập hại Nuôi tôm thẻ chân trắng vùng nước ngọt - lợi bất cập hại

Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.

23/07/2015