Nông Dân Xuống Đồng Sản Xuất Đầu Năm Mới

Tuy không khí ngày xuân đang tràn ngập ở các địa phương trong tỉnh nhưng để đảm bảo tiến độ thời vụ, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nông dân xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tiếp tục xuống đồng chăm sóc cây lúa và hoa màu.
Theo kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2014-2015, xã Hùng Sơn xuống giống 435 ha lúa, trồng 92 ha lạc, 11 ha ngô 34 ha khoai lang, 12 ha đậu và 27 ha rau màu các loại.
Ông Cao Đình Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: “ Do đặc thù của thời tiết phải chịu nắng nóng của gió Lào, nên trước tết Nguyên Đán, chúng tôi đã tăng cường lưu ý bà con nông dân tích cực tranh thủ thời gian để làm đất, xuống giống, kiểm tra tình hình nước tưới và sâu bệnh. Đồng thời, đảm bảo nguồn giống, hỗ trợ thủy lợi, máy móc để giúp nông dân hoàn thành đúng khung lịch thời vụ của vụ đông xuân”.
Thực hiện theo đúng lịch thời vụ, cộng với thời tiết năm nay nắng ấm thuận lợi cho bà con xuống đồng ngay từ ngày mồng 4 tết.
Bà Nguyễn Thị Thủy, xóm Thái đã bắt đầu xuống đồng tiếp tục cấy những cây mạ giống muộn đầu năm bà mong ước: “Thời tiết năm nay nắng ấm, thuận lợi cho nông dân, cầu mong cho mùa màng được bội thu”.
Trong niên vụ 2013, năng suất lúa bình quân ở xã Hùng Sơn đạt 41 tạ/ha, tổng sản lượng 1.179 tấn.
Các loại cây trồng khác cũng cho năng suất cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Chính vì thế, ngay trong đầu vụ Đông - Xuân 2014 – 2015 bà con nông dân xã Hùng Sơn đã tích cực ra đồng sản xuất sớm, quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra, với mong ước đem lại vụ mùa đạt năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.

15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng