Nông Dân Xuống Đồng Sản Xuất Đầu Năm Mới

Tuy không khí ngày xuân đang tràn ngập ở các địa phương trong tỉnh nhưng để đảm bảo tiến độ thời vụ, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nông dân xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tiếp tục xuống đồng chăm sóc cây lúa và hoa màu.
Theo kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2014-2015, xã Hùng Sơn xuống giống 435 ha lúa, trồng 92 ha lạc, 11 ha ngô 34 ha khoai lang, 12 ha đậu và 27 ha rau màu các loại.
Ông Cao Đình Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: “ Do đặc thù của thời tiết phải chịu nắng nóng của gió Lào, nên trước tết Nguyên Đán, chúng tôi đã tăng cường lưu ý bà con nông dân tích cực tranh thủ thời gian để làm đất, xuống giống, kiểm tra tình hình nước tưới và sâu bệnh. Đồng thời, đảm bảo nguồn giống, hỗ trợ thủy lợi, máy móc để giúp nông dân hoàn thành đúng khung lịch thời vụ của vụ đông xuân”.
Thực hiện theo đúng lịch thời vụ, cộng với thời tiết năm nay nắng ấm thuận lợi cho bà con xuống đồng ngay từ ngày mồng 4 tết.
Bà Nguyễn Thị Thủy, xóm Thái đã bắt đầu xuống đồng tiếp tục cấy những cây mạ giống muộn đầu năm bà mong ước: “Thời tiết năm nay nắng ấm, thuận lợi cho nông dân, cầu mong cho mùa màng được bội thu”.
Trong niên vụ 2013, năng suất lúa bình quân ở xã Hùng Sơn đạt 41 tạ/ha, tổng sản lượng 1.179 tấn.
Các loại cây trồng khác cũng cho năng suất cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Chính vì thế, ngay trong đầu vụ Đông - Xuân 2014 – 2015 bà con nông dân xã Hùng Sơn đã tích cực ra đồng sản xuất sớm, quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra, với mong ước đem lại vụ mùa đạt năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

Cũng như các địa bàn nông thôn khác, hầu hết người dân xã Phước Vinh (Ninh Phước) cũng “một nắng hai sương” trên mảnh đất kém phì nhiêu ở xứ nắng Ninh Thuận. Thế nên, ít ai nghĩ nghiệp nông ở vùng đất này lại có thể khởi sắc, đặc biệt là từ cây bắp lai, một loại cây lương thực không quá nổi trội tại địa phương.

Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.

Thức ăn của cừu đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, rau muống, cám bột xay. Anh Khánh cho biết, chi phí nuôi cừu thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ bán, giá cao. Hiện xã Phước Thái có thêm 20 hộ nuôi cừu vỗ béo, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.