Nông Dân Xuống Đồng Cấy Lúa Mùa

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.
Vụ mùa năm nay, thành phố đặt mục tiêu cấy 1.312 ha lúa, trong đó lúa lai 505 ha, lúa thuần hơn 800 ha, năng suất phấn đấu đạt 57 tạ/ha. Để đạt mục tiêu trên hiện thành phố đã giao chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất cụ thể đến các xã, phường, các HTX nông nghiệp trên địa bàn.
Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông thành phố phối hợp với UBND các xã, phường, HTX nông nghiệp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân theo mùa vụ; hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; chỉ đạo nhân rộng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, triển khai thực hiện mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao tại xã Thái Long. UBND các xã, phường căn cứ kế hoạch sản xuất trên và điều kiện thực tế ở cơ sở để xây dựng kế hoạch gieo trồng đến từng xứ đồng, đội sản xuất.
Ông Đoàn Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Tràng Đà cho biết: Vụ này, xã phấn đấu gieo cấy 69,5 ha lúa. Hiện nay mạ đã gieo xong, làm đất được hơn 40 ha. Ngày 25-6, toàn xã xuống đồng cấy lúa mùa và phấn đấu kết thúc khâu gieo cấy trước ngày 10-7. Ông Trần Văn Hùng, xóm 3 hồ hởi nói:
Vụ đông xuân vừa qua, gia đình ông gieo cấy 7 sào lúa, năng suất khá cao, khoảng 3 tạ/sào. Thu hoạch xong lúa xuân, gia đình ông lại tranh thủ làm đất gieo mạ ngay, chỉ khoảng vài ba ngày nữa là có thể xuống đồng cấy. Theo kinh nghiệm, vụ mùa cấy sớm ngày nào hay ngày đó, bởi có những năm, lúa mùa ngoài đồng đã chín, chưa kịp gặt, tưởng chừng ăn chắc, bất ngờ gặp mưa bão là mất ăn.
Tại phường Ỷ La, không khí làm đất cũng đang diễn ra khẩn trương. Ông Nguyễn Văn Ngân, Chủ nhiệm HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Ỷ La cho biết, để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa, hiện HTX đang chỉ đạo bà con xã viên gieo cấy đúng cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng. Việc làm đất phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chậm nhất sau 15 ngày diện tích lúa đã thu hoạch phải được làm đất ngay; kiểm tra, đôn đốc nông dân thực hiện gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật.
Ngoài ra, HTX cũng triển khai kế hoạch phòng chống lụt bão, tăng cường công tác bảo vệ đê và các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ. Chuẩn bị đủ lượng thóc dự phòng bằng các giống ngắn ngày đảm bảo có đủ giống cấy hết diện tích khi có lũ lụt xảy ra. Kiểm tra rà soát các công trình thủy lợi, xây dựng kế hoạch tu sửa, nạo vét kênh mương. Xây dựng phương án tưới tiêu khoa học, tiết kiệm, đảm bảo nước tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng cây vụ đông.
Tập trung cao cho sản xuất nông nghiệp, đến thời điểm này toàn thành phố đã làm đất được hơn 500 ha, đạt hơn 40% kế hoạch. Một số xã có tiến độ làm đất nhanh như Đội Cấn 145 ha, Thái Long 62 ha, An Khang 60 ha, Lưỡng Vượng 60 ha, Tân Hà 55 ha... Lượng mạ đã gieo là gần 15.000 kg. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là Tạp giao 1, Hoa ưu số 2, Việt lai 20, Bắc thơm số 7, BC15, KM18, TQR6... Hiện không khí làm mùa diễn ra nhộn nhịp trên tất cả các xứ đồng của các xã, phường. Tất cả cùng nỗ lực phấn đấu gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.

Là một trong 5 sản phẩm được UBND TX Quảng Yên (Quảng Ninh) chọn tham gia Đề án: “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh, đến nay, sản phẩm tôm sú Quảng Yên đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng đại lý giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh...

Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.

Giá giảm, tỷ lệ chết cao khiến người nuôi ở vùng Prakasam, thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ gặp khó khăn. Chính quyền nước này đang được yêu cầu phải có các chính sách giảm chi phí đầu vào cho người nuôi.