Nông dân xuất sắc ĐBSCL đã tới Hà Nội, chuẩn bị cho lễ tôn vinh

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các nông dân đều vui mừng vì những công lao, cống hiến của bản thân được các cấp Hội Nông dân quan tâm.
Các nông dân cho rằng rất vinh dự được đại diện những nông dân của địa phương ra Hà Nội nói lên những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng đến với các cấp lãnh đạo.
Nông dân Nguyễn Quốc Hùng đưa quà ra Hà Nội gửi tặng ban tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”.
Ông Cao Văn Tám, ngụ tại ấp Đông Hiển, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cho biết, bản thân đã nhiều năm nghiên cứu, sáng tạo ra dàn máy vét bùn.
Dàn máy này đã được ông giới thiệu với các cơ quan chức năng, nhiều cuộc thi và được rất nhiều nông dân ở các địa phương vùng ĐBSCL đón nhận. Đến nay, thành quả này đã được tôn vinh.
Ông Tám nói: “Sự kiện này đã khuyến khích tôi và rất nhiều nông dân khác tích cực học tập, sản xuất giỏi hơn, tốt hơn, giúp ích nhiều hơn cho xã hội.
Dù vốn sản xuất ban đầu còn ít, sản phẩm bán ra chưa nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng mở rộng quy mô trong thời gian tới”.
Ông Nguyễn Thanh Hải (ngụ ở ấp 2B, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) cho hay, thời gian qua, bản thân đã lớn tuổi, học vấn còn hạn chế nên không giúp ích được gì cho xã hội.
Khi thấy học sinh địa phương không có trường học, ông đã hiến ngay 1ha đất cho chính quyền địa phương xây trường trung học cơ sở và trụ sở nhà văn hoá.
“Tôi hy vọng, với sự hỗ trợ của tôi, những thế hệ trẻ sau được học hành thành tài, giúp ích nhiều cho xã hội” – ông Hải tâm sự.
Cũng như ông Tám và ông Hải, ông Đặng Văn Nám (ấp kinh giữa 2, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nói:
“Tôi vô cùng phấn khởi khi được chọn là nông dân xuất sắc của tỉnh Sóc Trăng năm 2015, chuyến đi này sẽ giúp tôi mở rộng tầm nhìn, giúp tôi được gặp nhiều bạn bè là nông dân xuất sắc trên cả nước để học hỏi thêm kinh nghiệm, biết thêm nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao để về giới thiệu lại cho bà con tỉnh Sóc Trăng”.
Về chuyến bay ra Hà Nội tham dự lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”, ông Nguyễn Quốc Hùng – nông dân sản xuất lúa giống chất lượng cao ở huyện Thoại Sơn (An Giang) chia sẻ:
“Tôi rất cám ơn T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức chương trình này.
Qua đây, tôi xin hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để nghiên cứu, lai tạo ra nhiều giống lúa có chất lượng hơn phục vụ cho bà con vùng ĐBSCL…”.
Có thể bạn quan tâm

Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.

rước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.

Theo chia sẻ của ông Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, giá gà Mỹ bán 12.000-13.000 đồng/kg vào Việt Nam là có gian lận thương mại...

15 hộ dân mỗi hộ được cấp 4.000m2 ruộng lúa nước. Đó là quy định của dự án tái định canh (TĐC) cho người dân khu tái định cư Anh Nhoi 2, xã Sơn Long (Sơn Tây). Thế nhưng, ruộng được cấp lại khô khốc như sân đá bóng, không thể sản xuất được.

Người tiêu dùng đang phải bỏ ra khoảng 220.000 đồng để mua 1 kg tim lợn tươi sống. Nhưng rất có thể, nó đã bị trộn, thay thế bởi những quả tim đông lạnh nhập khẩu với mức giá siêu rẻ, được giao buôn tại các chợ lớn chỉ 30.000 – 37.000 đồng/kg.