Nông Dân Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao

Những năm gần đây, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, nông dân thị xã Cai Lậy chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá", góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.
Thị xã Cai Lậy có gần 1.000 ha trồng sầu riêng, chiếm 1/4 diện tích vườn chuyên canh, trong đó có khoảng 50% diện tích cho trái, tập trung nhiều ở các xã Long Khánh, Phú Quí và Thanh Hòa. Theo nhiều nông dân cho biết, vụ sầu riêng nghịch năm 2014 - 2015, thời tiết bất lợi nông dân xử lý sầu riêng cây không ra hoa hoặc ra hoa không đạt, phải xử lý lần thứ hai, sản lượng giảm 50% so với cùng kỳ.
Do đó, vụ này, giá tăng đột biến, thương lái đến tại vườn mua sầu riêng hạt lép giống Monthong và Ri 6 từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, mặc dù giá sầu riêng tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng nông dân không có đủ sầu riêng cung cấp cho thị trường, do sản lượng thấp.
Ở đầu vụ nghịch giá tăng đột biến, hiện nay giảm xuống còn 40.000 - 50.000 đồng/kg, nhà vườn vẫn thu lãi từ 300 - 350 triệu đồng/ha. Vụ sầu riêng nghịch năm 2014 - 2015 anh Bùi Văn Út, ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh trồng trên 1 ha sầu riêng giống Ri 6 và Monthong 8 năm tuổi, do ảnh hưởng thời tiết, cây ra hoa hai đợt, thu hoạch trên 15 tấn, bán giá 65.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi trên 600 triệu đồng/ha, xây dựng nhà ở khang trang, mua sắm đủ tiện nghi gia đình.
Anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh xử lý nghịch 0,3 ha sầu riêng giống Monthong 9 năm tuổi, thu hoạch 4 tấn, bán giá 100.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 350 triệu đồng.
Anh Tâm bộc bạch: "Thông thường khoảng tháng 6 âm lịch anh điều tiết nước cạn trong mương, dùng màng ny-lon phủ mặt liếp, đồng thời phun thuốc kích thích, giúp cây ra hoa đồng loạt, khoảng tháng 11 âm lịch thu hoạch, bán giá bình quân từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá tăng bất ngờ, cao gấp 3 lần so với vụ nghịch các năm trước, nên gia đình anh thu lãi cao, trước giờ chưa năm nào giá trúng như năm nay".
Không riêng gì anh Út, anh Tâm mà hầu hết nông dân trồng sầu riêng ở thị xã Cai Lậy đều phấn khởi, bởi giá tăng mức kỷ lục trong vài năm gần đây. Nhà vườn xiết nước cạn trong mương, dùng màng phủ nông nghiệp đậy kín gốc, phun thuốc kích thích, giúp cây ra hoa, bón phân cân đối.
Nhờ xử lý thành công sầu riêng ra hoa trái vụ "được mùa, trúng giá", nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là yếu tố quan trọng, giúp nhà vườn mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng sầu riêng, mở rộng diện tích vườn chuyên canh trên địa bàn thị xã trong thời gian tới. Hiện nay, vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhà vườn cũng có sầu riêng cung cấp cho thị trường, một loại trái cây đặc sản, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Giữa khu rừng của bản Có, xã Chiềng Xôm (Thành phố Sơn La) có một thung lũng cứ đến mùa mưa, nước lại tích tụ thành ao - bà con gọi là Bôm Lầu hay “ao trời”, thả cá ở đây chỉ sau 2 đến 3 tháng là được thu hoạch.

Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự ý xuống giống lúa vụ 3 (còn gọi là vụ thu đông) năm 2013 với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha, tập trung nhiều ở 2 huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp), dù ngành chức năng khuyến cáo không nên xuống giống vì hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Hiện tại, nước lũ thượng nguồn đang đổ về mạnh, chính quyền và người dân đang “gồng mình” quyết tâm bảo vệ lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại cho người dân.

Thời điểm hiện nay, người dân ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào mùa thu hoạch Hoa Hồi với niềm vui không trọn vẹn, bởi năm nay hoa hồi được giá nhưng lại mất mùa…

Mặc dù chi phí sản xuất mỗi công hành giống lên đến 9 - 10 triệu đồng, nhưng nhờ đạt năng suất và giá bán khá cao, vụ hành giống năm nay, nông dân Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn có lời khá. Theo Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, năng suất bình quân của hơn 1.400ha hành tím giống từ 10 - 11 tấn/ha; cùng với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng hành giống vẫn có lời từ 15 - 20 triệu đồng/công.

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.