Nông Dân Xã Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu) Trúng Mùa Hành Tím

Từ khi mô hình trồng hành tím ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) được nhân rộng, người trồng có thể thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2014, cây hành tím trúng mùa, được giá đã giúp nhiều người trồng rẫy ăn nên làm ra. Đơn cử như gia đình ông Thạch Kẹt (ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông). Tuy chỉ trồng 4 công hành tím, nhưng gia đình ông đã thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.
Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).
Điều đáng nói là hành tím có thể trồng xen với các loại cây trồng khác như: thì là, ngò rí…”. Lợi nhuận từ cây hành tím mở ra cho nông dân ít đất sản xuất có cơ hội làm giàu. Nhiều nông dân cho rằng, trồng hành tím cho năng suất cao mà chi phí lại thấp. Trung bình mỗi công hành tím nông dân chỉ cần đầu tư 3 triệu đồng, trong khi kỹ thuật trồng hành tím tương đối dễ hơn những loại hoa màu khác.
Theo ông Lâm Vĩnh Chân, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Bạc Liêu: “Quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng hành tím chính là khâu chọn giống. Giống được chọn phải khỏe mạnh, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, bà con cần tập trung ở các khâu chăm sóc như: duy trì đủ nước, bón phân cân đối, thường xuyên theo dõi sâu bệnh…
Hành tím rất thích hợp với vùng đất pha cát của TP. Bạc Liêu, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ hơn 2 tháng) và là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì thế nông dân nên nhân rộng mô hình để góp phần tạo nguồn cung rau sạch cho TP. Bạc Liêu”.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.

Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, việc ND trả lại ruộng là cực chẳng đã và để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa xuống.

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.