Nông Dân Xã Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu) Trúng Mùa Hành Tím

Từ khi mô hình trồng hành tím ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) được nhân rộng, người trồng có thể thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2014, cây hành tím trúng mùa, được giá đã giúp nhiều người trồng rẫy ăn nên làm ra. Đơn cử như gia đình ông Thạch Kẹt (ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông). Tuy chỉ trồng 4 công hành tím, nhưng gia đình ông đã thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.
Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).
Điều đáng nói là hành tím có thể trồng xen với các loại cây trồng khác như: thì là, ngò rí…”. Lợi nhuận từ cây hành tím mở ra cho nông dân ít đất sản xuất có cơ hội làm giàu. Nhiều nông dân cho rằng, trồng hành tím cho năng suất cao mà chi phí lại thấp. Trung bình mỗi công hành tím nông dân chỉ cần đầu tư 3 triệu đồng, trong khi kỹ thuật trồng hành tím tương đối dễ hơn những loại hoa màu khác.
Theo ông Lâm Vĩnh Chân, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Bạc Liêu: “Quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng hành tím chính là khâu chọn giống. Giống được chọn phải khỏe mạnh, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, bà con cần tập trung ở các khâu chăm sóc như: duy trì đủ nước, bón phân cân đối, thường xuyên theo dõi sâu bệnh…
Hành tím rất thích hợp với vùng đất pha cát của TP. Bạc Liêu, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ hơn 2 tháng) và là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì thế nông dân nên nhân rộng mô hình để góp phần tạo nguồn cung rau sạch cho TP. Bạc Liêu”.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.