Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục

Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), triển vọng sản lượng càphê tăng đáng kể cùng với khả năng nông dân "xả bớt" lượng càphê lưu kho sẽ giúp xuất khẩu càphê của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2015-2016.
USDA nhận định sau một năm nhiều thách thức đối với các nước xuất khẩu càphê nói chung và Việt Nam nói riêng do giá càphê trên thị trường thế giới giảm mạnh, xuất khẩu càphê của Việt Nam trong niên vụ 2015-2016 sẽ hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 30% lên mức cao kỷ lục 28,7 triệu bao (1 bao = 60 kg).
Trước đó, trong niên vụ 2014-2015, xuất khẩu càphê của Việt Nam - nước sản xuất càphê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu toàn cầu về xuất khẩu càphê robusta - đã giảm 22% xuống 22 triệu bao.
Giới phân tích cho rằng việc càphê rớt giá đã khiến nông dân Việt Nam có chiều hướng găm hàng.
Tính từ đầu năm tới nay, giá càphê robusta trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 20%.
càphê robusta giao tháng 1/2016 hiện giao dịch ở mức 1.
546 USD/tấn trên thị trường London.
Các chuyên gia cho rằng mức độ hồi phục xuất khẩu càphê của Việt Nam phụ thuộc vào giá càphê và họ tin tưởng thị trường càphê thế giới sẽ đi lên trong niên vụ 2015-2016 do thời tiết khô hạn sẽ tác động bất lợi tới sản lượng càphê của hai nước xuất khẩu càphê lớn của thế giới là Brazil và Indonesia.
Nhà phân tích Carlos Mera thuộc ngân hàng Rabobank dự báo nếu giá càphê đi lên, nông dân Việt Nam sẽ có thêm động lực bán số càphê mà họ đã găm lại từ những niên vụ trước.
USDA cho rằng hoạt động tưới tiêu hiệu quả của nông dân cùng với việc mưa rơi đúng vào những giai đoạn quan trọng đối với vụ càphê dự báo sẽ giúp sản lượng càphê của Việt Nam tăng 7% lên 29,3 triệu bao trong niên vụ 2015-2016.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tăng sản lượng càphê arabica (càphê chè).
Báo cáo của USDA nhận định diện tích trồng càphê arabica tại các khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện nhiều điểm thu gom rác thải, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng mô hình này đã góp phần làm giảm lượng rác thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.

Thời điểm này, bà con nông dân các thôn Thanh Thủy, Đồng Giành, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang bước vào cuối vụ thu hoạch hoa nhài. Năm nay, thời tiết mưa nhiều, năng suất hoa nhài giảm nhưng được giá nên bà con rất phấn khởi.

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.

Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu sụt giảm, nông dân bán cá khó thu được tiền mặt mà vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp. Tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận đến nay chỉ đạt hơn 431 ha, giảm 52 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi cá tra đã treo ao là 120,94 ha, tăng 52 so với năm trước. Ngoài ra, diện tích sản xuất cá tra giống trên địa bàn quận cũng giảm 16 ha so với năm trước, xuống còn 59,1 ha, với 60 hộ dân tham gia.