Nông Dân Vùng U Minh Hạ Trúng Đậm Mùa Cá Đồng

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.
Cá đồng bao gồm các loại cá lóc, cá trê, cá bổi, cá thát lát, cá sặc rằn…, phổ biến nhất là cá lóc với sản lượng ước đạt 10.000 tấn, cá rô đạt 3.000 tấn. Đây cũng là hai loại cá có giá nhất trên thị trường hiện nay.
Cá lóc loại 1 giá 90.000 đồng/kg, cá rô giá 70.000 đồng/kg, cá sặc là loại cá giá thấp nhất cũng 50.000 đồng/kg. Theo thống kê sơ bộ, có trên 1.200 hộ trúng đậm mùa cá đồng vụ này với thu nhập trên 100 triệu đồng trở lên.
Nhiều bà con ở đây cho biết, nguyên nhân trúng đậm vụ cá đồng là do mùa mưa kéo dài, mực nước trên ruộng cao làm cho cá phát triển nhanh. Diện tích trồng lúa ngày càng mở rộng cũng là điều kiện tốt cho cá đồng dễ tìm thức ăn.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu là bà con đã chuẩn bị tốt nguồn cá giống từ mùa khô năm trước để thả nuôi vào đầu mùa mưa, chuẩn bị cho thu hoạch mùa khô năm nay.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người nuôi cá đồng có thu nhập, xem như một nghề phát triển kinh tế gia đình, chính quyền địa phương đã có chủ trương bảo vệ nguồn lợi cá đồng rất nghiêm ngặt như không được xâm hại tới diện tích nuôi cá đồng của nhau, không được bắt cá non, không cho cá đồng ăn thức ăn công nghiệp…
Cá đồng là đặc sản của tỉnh Cà Mau. Trước năm 2000, diện tích nuôi cá đồng của tỉnh lên tới 300.000ha, hiện nay đã giảm đi 50%, sản lượng cũng giảm 2/3 so với trước. Nguyên nhân là địa phương đã dành phần lớn diện tích đất để nuôi tôm, từ đó diện tích nuôi cá đồng bị thu hẹp đáng kể.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2020, cá đồng được ưu tiên đầu tư và phát triển, phấn đấu ổn định diện tích nuôi cá đồng đạt 200.000 ha, sản lượng mỗi năm đạt 50.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương sử dụng hệ thống chiếu sáng LED và câu mực xà lá (mực khổng lồ) theo công nghệ Nhật Bản. Đây là những công nghệ tiên tiến, đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế đang được thử nghiệm đối với ngư dân Phú Yên.

7 giờ sáng, chiếc ca nô đưa đội công tác liên ngành rời cảng Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đến với tàu tuần tra của Chi cục Thủy sản, bắt đầu hành trình ngày thứ ba trong cuộc chiến với “bẫy” tôm hùm. Có thể nói, đây là cuộc ra quân quyết liệt nhất từ trước đến nay để trả lại vẻ đẹp cho vùng biển Phan Thiết, lâu nay bị xâu xé bởi mạng lưới “bẫy” tôm hùm.

Với điều kiện đặc thù của nghề nuôi thủy sản lồng bè trên các vùng sông nước, vùng cửa biển thì việc có điện phục vụ nuôi trồng và sinh hoạt thường ngày là cả một vấn đề nan giải… Việc một ngư dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mạnh dạn bỏ số tiền khá lớn đầu tư hệ thống điện gió và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt đã làm rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thú vị.

Chiều 13/4, Trưởng Công an xã Đạ Chais (Lạc Dương - Lâm Đồng) Cao Xuân Thịnh khẳng định: “Chưa rõ mục đích của những người tung tin trên, nhưng clip mà các trang mạng thông tin, gây xôn xao dư luận trong những ngày qua chỉ là sản phẩm dàn dựng”.

Thời gian gần đây, một số đối tượng ngang nhiên vào đìa (hay còn gọi là bờ) nuôi thủy sản của người dân ở khu vực (KV) 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) bắt trộm cá. Đáng nói, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.