Nông Dân Vùng U Minh Hạ Trúng Đậm Mùa Cá Đồng

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.
Cá đồng bao gồm các loại cá lóc, cá trê, cá bổi, cá thát lát, cá sặc rằn…, phổ biến nhất là cá lóc với sản lượng ước đạt 10.000 tấn, cá rô đạt 3.000 tấn. Đây cũng là hai loại cá có giá nhất trên thị trường hiện nay.
Cá lóc loại 1 giá 90.000 đồng/kg, cá rô giá 70.000 đồng/kg, cá sặc là loại cá giá thấp nhất cũng 50.000 đồng/kg. Theo thống kê sơ bộ, có trên 1.200 hộ trúng đậm mùa cá đồng vụ này với thu nhập trên 100 triệu đồng trở lên.
Nhiều bà con ở đây cho biết, nguyên nhân trúng đậm vụ cá đồng là do mùa mưa kéo dài, mực nước trên ruộng cao làm cho cá phát triển nhanh. Diện tích trồng lúa ngày càng mở rộng cũng là điều kiện tốt cho cá đồng dễ tìm thức ăn.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu là bà con đã chuẩn bị tốt nguồn cá giống từ mùa khô năm trước để thả nuôi vào đầu mùa mưa, chuẩn bị cho thu hoạch mùa khô năm nay.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người nuôi cá đồng có thu nhập, xem như một nghề phát triển kinh tế gia đình, chính quyền địa phương đã có chủ trương bảo vệ nguồn lợi cá đồng rất nghiêm ngặt như không được xâm hại tới diện tích nuôi cá đồng của nhau, không được bắt cá non, không cho cá đồng ăn thức ăn công nghiệp…
Cá đồng là đặc sản của tỉnh Cà Mau. Trước năm 2000, diện tích nuôi cá đồng của tỉnh lên tới 300.000ha, hiện nay đã giảm đi 50%, sản lượng cũng giảm 2/3 so với trước. Nguyên nhân là địa phương đã dành phần lớn diện tích đất để nuôi tôm, từ đó diện tích nuôi cá đồng bị thu hẹp đáng kể.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2020, cá đồng được ưu tiên đầu tư và phát triển, phấn đấu ổn định diện tích nuôi cá đồng đạt 200.000 ha, sản lượng mỗi năm đạt 50.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.