Nông Dân Vùng Ngập Mặn Bội Thu Vụ Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Trà Vinh

Hiện nay, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần dứt điểm hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú.
Điều phấn khởi là vụ nuôi tôm càng xanh năm nay, nông dân Trà Vinh tiếp tục được bội thu. Năng suất tôm càng xanh đạt bình quân 4 tấn/ha, giá tôm xô từ 160.000 – 180.000 đồng/kg, nông dân đạt lợi nhuận 160 – 180 triệu đồng/ha.
Đây là năm thứ 5, nông dân ở vùng ngập mặn trong tỉnh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú thay thế một vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi…
Từ năm 2008, để khuyến khích các hộ nông dân không có đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật như ao lắng, ao chứa nước thải, hệ thống cống thủy lợi khép kín, không nuôi tôm sú vụ 2 vào mùa mưa, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh kết hợp cùng Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm: luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú trên địa bàn huyện Duyên Hải, để nông dân học tập làm theo. Kết quả, mô hình thực hiện thành công và được nhân rộng đến nay với gần 3.000 hộ nông dân tham gia.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, ở ấp Giồng Ổi, xã Long Toàn, huyện Duyên Hải là người đầu tiên thực hiện mô hình cho biết: 5 năm qua việc nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú của gia đình luôn đạt hiệu quả ổn định.
Trên diện tích 1 ha mặt nước, cứ vào đầu tháng 6 âm lịch khi độ mặn nước trong ao giảm xuống còn 1- 2 ‰ là anh bắt đầu thả tôm càng giống với số lượng từ 140.000 – 145.000 con, sau hơn 6 tháng nuôi là thu hoạch, năng suất đạt 3,5 - 4 tấn/ha.
Sau khi thu hoạch tôm càng xanh, vào khoảng trung tuần tháng 1, anh cải tạo lại ao và thả nuôi vụ tôm sú mùa khô. Với phương thức sản xuất này, liên tục mấy năm qua đã giúp anh khai thác diện tích ao nuôi tôm 2 vụ trong năm và hiệu quả mang lại bền vững, không bấp bênh, thua lỗ khi nuôi 2 vụ tôm sú như trước kia.
Có thể bạn quan tâm

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.