Nông Dân Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) Trúng Đậm Mùa Gừng

Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.
Gia đình ông Phan Văn Tư (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) trồng nửa công gừng trên đất xung quanh nhà. Mới đây, ông Tư thu hoạch 2 tấn gừng. Với giá 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Tư lãi gần 90 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng gừng, ông Tư cho rằng: “Khi chọn gừng làm giống phải chọn củ lớn, tốt. Cách bón phân, chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Nếu tưới nhiều hoặc mưa nhiều thì phải đào mương sâu để tránh thúi củ do ngập úng.
Nhiều hộ trồng gừng ở huyện Vĩnh Lợi như xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng A, Châu Thới cũng trúng mùa trúng giá vụ gừng năm nay. Gia đình ông Trần Thanh Long (xã Long Thạnh) trồng 1 công gừng. Sau khi thu hoạch gần 5 tấn gừng và bán với giá 40.000 đồng/kg, ông Long lãi gần 200 triệu đồng.
Ông Long cho biết: “Chỉ cần giá gừng 15.000 đồng/kg là nông dân lãi hơn 50 triệu đồng/công. Nhưng năm nay, do giá gừng rất cao (từ 40.000 - 80.000 đồng/kg) nên người trồng lãi gấp mấy lần so với trước đây. Riêng gia đình tôi năm nay lãi hơn 150 triệu đồng/công gừng”.
Thấy trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân đổ xô mua gừng giống về trồng. Hiện giá gừng giống từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Nhiều hộ ở xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi); xã Minh Diệu (huyện Hòa Bình) đã áp dụng mô hình trồng gừng kết hợp với trồng rau màu, 1 vụ gừng - 1 vụ mía…
Còn gia đình ông Huỳnh Văn Đức (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi) thì ứng dụng phương pháp trồng gừng lấy củ trong bao. Đây là phương pháp trồng ít tốn diện tích đất, chi phí đầu tư thấp, năng suất lại cao. Theo ông Đức: “Sau khi thu hoạch vụ gừng trồng trong bao, mới đây, tôi tiếp tục trồng hơn 300 bao gừng. Trồng gừng trong bao cho củ lớn và năng suất cao”.
Thực tế, vụ gừng này bà con đều phấn khởi vì trúng mùa trúng giá. Song, nhu cầu thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản thì không ai lường trước được. Vì thế, bà con không nên thấy nông sản nào có giá thì ồ ạt trồng, khi thu hoạch rộ giá lại rớt. Và như thế, điệp khúc “trúng mùa rớt giá” lại tái diễn.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.