Nông Dân Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) Trúng Đậm Mùa Gừng

Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.
Gia đình ông Phan Văn Tư (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) trồng nửa công gừng trên đất xung quanh nhà. Mới đây, ông Tư thu hoạch 2 tấn gừng. Với giá 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Tư lãi gần 90 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng gừng, ông Tư cho rằng: “Khi chọn gừng làm giống phải chọn củ lớn, tốt. Cách bón phân, chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Nếu tưới nhiều hoặc mưa nhiều thì phải đào mương sâu để tránh thúi củ do ngập úng.
Nhiều hộ trồng gừng ở huyện Vĩnh Lợi như xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng A, Châu Thới cũng trúng mùa trúng giá vụ gừng năm nay. Gia đình ông Trần Thanh Long (xã Long Thạnh) trồng 1 công gừng. Sau khi thu hoạch gần 5 tấn gừng và bán với giá 40.000 đồng/kg, ông Long lãi gần 200 triệu đồng.
Ông Long cho biết: “Chỉ cần giá gừng 15.000 đồng/kg là nông dân lãi hơn 50 triệu đồng/công. Nhưng năm nay, do giá gừng rất cao (từ 40.000 - 80.000 đồng/kg) nên người trồng lãi gấp mấy lần so với trước đây. Riêng gia đình tôi năm nay lãi hơn 150 triệu đồng/công gừng”.
Thấy trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ dân đổ xô mua gừng giống về trồng. Hiện giá gừng giống từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Nhiều hộ ở xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi); xã Minh Diệu (huyện Hòa Bình) đã áp dụng mô hình trồng gừng kết hợp với trồng rau màu, 1 vụ gừng - 1 vụ mía…
Còn gia đình ông Huỳnh Văn Đức (xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi) thì ứng dụng phương pháp trồng gừng lấy củ trong bao. Đây là phương pháp trồng ít tốn diện tích đất, chi phí đầu tư thấp, năng suất lại cao. Theo ông Đức: “Sau khi thu hoạch vụ gừng trồng trong bao, mới đây, tôi tiếp tục trồng hơn 300 bao gừng. Trồng gừng trong bao cho củ lớn và năng suất cao”.
Thực tế, vụ gừng này bà con đều phấn khởi vì trúng mùa trúng giá. Song, nhu cầu thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản thì không ai lường trước được. Vì thế, bà con không nên thấy nông sản nào có giá thì ồ ạt trồng, khi thu hoạch rộ giá lại rớt. Và như thế, điệp khúc “trúng mùa rớt giá” lại tái diễn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.

Ngọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở Ninh Bình có độ dày, rất tròn, kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.

Gần 20 năm qua, ngựa bạch trở thành con vật mũi nhọn trong chăn nuôi, mang lại đời sống giàu sang cho nhiều hộ dân xóm Phẩm. Đường làng Phẩm được bê tông hóa sạch đẹp. Cổng làng Phẩm được xây hoành tráng với tên làng ghi rõ: Làng nghề chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm...