Nông Dân Vĩnh Châu Phấn Khởi Với Giá Hành Tím Vụ Đông Xuân

Nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thu hoạch hành tím vụ đông xuân được 1.050 ha, năng xuất bình quân trên 10 tấn 1 ha, tổng sản lượng đạt 11.400 tấn. Năm nay thương lái thu mua từ 9.000 đến 20.000 đồng 1 ký tùy theo kích cỡ, chất lượng và màu sắc của củ hành tím.
Nông dân Vĩnh Châu đang phấn khởi vì đầu vụ hành giống chỉ khoảng 4.000 đ/kg nhưng hiện nay giá hành tím thương phẩm đang ở mức cao, trừ chi phí mỗi công hành bà con cũng có được lợi nhuận khá cao. Như hộ chị Thạch Thị Phẹn ở khóm Cà Lăng B trồng 3.000 m2 hành tím do năm nay sâu bệnh nhiều nên chỉ thu hoạch được khoảng 3 tấn củ hành, so với mọi năm thì chỉ bằng 50%, nhưng chị rất phấn khởi vì thương lái bỏ giá từ nửa tháng trước là 10.000 đồng/ký, nên tính ra vẫn có lời. Chị Thạch Thị Phẹn, ở khóm Cà Lăng B phường 2, thị xã Vĩnh Châu cho biết: “So với mọi năm thì năm nay giá hành cao hơn năm rồi năm rồi thấp chỉ có 5, 6 ngàn”.
Vụ hành tím đông xuân này, nông dân Vĩnh Châu xuống giống trên 4.482 ha so với kế hoạch chỉ đạt 89,64% và so với cùng kỳ cao hơn 2.000 ha, dự kiến khoảng nửa tháng nữa bà con sẽ thu hoạch đồng loạt gần 2.000 ha, điều này dự báo sẽ khó khăn cho bà con vì có thể cung vượt cầu. Do đó chính quyền các địa phương vùng chuyên màu đã khuyến cáo nông dân làm tốt khâu bảo quản sau thu hoạch.
Ông Lý Mal, Phó chủ tịch UBND phường 2 cho biết: “Giá hành năm nay so với năm rồi có giá hơn. Tuy nhiên đối với ủy ban nhân dân phường cũng phát động bà con nên cảnh giác tình trạng thu hoạch dồn dập thì tư thương ép giá nên bà con cố gắng bảo quản, duy trì sản xuất từ từ lại. Bên cạnh đó gốc độ ủy ban kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để làm sao tìm được lối ra ổn định cho bà con về sản phẩm, nhưng bà con cũng phải cố gắng làm sao sản xuất phải bảo đảm đúng quy trình Vietgap hay sản xuất sao bảo đảm sạch”.
Hành tím là một trong những mặt hàng chủ lực của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn Global gap và điều đặc biệt là hành tím Vĩnh Châu có vị đậm đà, thơm ngon, bảo quản được lâu nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, do đó để bảo vệ thương hiệu, ngoài việc nông dân sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng, thì bà con cần theo dõi nhu cầu thị trường để sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh chóng, tránh tình trạng cung vượt cầu, đảm bảo thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT) vừa cho biết, sản lượng thủy sản 9 tháng qua ước tính đạt 4.496 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 3335 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 475 nghìn tấn, tăng 6,4%.

Trong khi mô hình nuôi chồn nhung đa cấp của ông Đoàn Việt Châu đang cận kề bờ vực thì mô hình của Cty TNHH Đào tạo Thương mại điện tử Giấc Mơ Việt (Vdream) đã chính thức khai tử. Một lần nữa, giấc mơ làm giàu từ chồn nhung đen của người dân tan vỡ.

Theo ông Bùi Bá Sự, PGĐ Kinh doanh Cty TNHH Việt - Úc, khách hàng có nhu cầu mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống của Cty, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang tăng cao.

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật; phạt tiền 25 - 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày, đêm...

Trồng lúa, xay gạo để nấu cơm, chế biến bột, làm bún, làm bánh… là chuyện bình thường, nhưng chế biến gạo thành trà uống quả là độc đáo. Ý tưởng này đang được nông dân Trần Thanh Phương thực hiện.