Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015

Những năm qua, mô hình nuôi Artemia trên ruộng muối các xã xã Lai Hòa, Vĩnh Tân và phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu đã cho hiệu quả khả quan. Vụ nuôi artemia năm 2014, dù còn khó khăn nhưng với trên 540 ha thả nuôi bà con đã thu hoạch được 22,58 tấn trứng artemia, năng suất bình quân gần 42kg trứng/ha, với giá bán từ 800 ngàn đến 1,1 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi ha cũng còn lời hơn 45 triệu đồng.
Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.
Ông Huỳnh Văn Đẹp, Phó Giám đốc HTX Tôm muối - Artemia Vĩnh Phước cho biết: “Vụ mùa muối và artemia năm nay có thuận lợi là nhờ múc con kênh sáng 700, bây giờ nguồn nước rất thông thoáng do đó đem lại điều kiện thuận lợi để cho bà con sản xuất vụ mùa năm nay, bà con bắt tay vào vụ rất phấn khởi”.
Những năm gần đây Artemia được xem là một trong những mặt hàng chủ lực của thị xã Vĩnh Châu, dù có lúc giá cả không ổn định nhưng người nuôi vẫn có lời, giúp nhiều hộ nâng cao mức sống.
Ông Đinh Hoàng Vũ, Tổng giám đốc liên hiệp HTX Artemia Vĩnh Châu cho biết thêm: “Để chuẩn bị cho mùa vụ năm nay thì liên hiệp hợp tác xã cũng có một số chuẩn bị cho bà con như là giống và cũng có đầu tư cho một số ao tiền mặt để cải tạo, phân giống để cho bà con, liên hiệp họp tác xã cũng đầu tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm của bà con”.
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết thêm: “Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất artemia trong vụ nuôi năm 2015 đạt hiệu quả: phòng kinh tế thị xã cũng đã chủ động chỉ đạo cho cán bộ chuyên môn và các trạm kiểm tra tình hình sản xuất từ khâu làm đất lấy nước tới quá trình sản xuất, bên cạnh đó cũng chỉ đạo trực tiếp trạm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn trên quy mô rộng nhằm cải tiến môi trường kỷ thuật nuôi artemia truyền thống để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và để tăng sản lượng đối với trứng bào xác.
Bên cạnh đó, cũng tuyên truyền vận động nhân dân sản xuất gắn với thị trường đảm bảo chất lượng trứng artemia đồng thời cũng tăng cường quản bá sản phẩm để nâng cao giá trị trứng bào xác thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với các cơ sở thu mua trứng bào xác artemia cũng như là cơ sở chế biến”.
Tin rằng với sự chuẩn bị chu đáo diêm dân Vĩnh Châu sẽ có vụ nuôi artemia bội thu để qua đó ngày càng phát triển nghề nuôi, cũng như bảo vệ được thương hiệu trứng bào xác artemia Vĩnh Châu mà bà con đã xây dựng trong những năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.