Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Vĩnh Châu Băn Khoăn Trước Vụ Nuôi Tôm Năm 2015

Nông Dân Vĩnh Châu Băn Khoăn Trước Vụ Nuôi Tôm Năm 2015
Ngày đăng: 26/01/2015

Bước vào vụ nuôi tôm năm 2015, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã chuẩn bị kỷ lưỡng các bước cải tạo ao nuôi với tâm lý thận trọng trong thả nuôi.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Ông Bùi Văn Thận ở Ấp Kinh Mới cho biết: “Trên thị trường hiện nay có nhiều giống quá người nuôi cũng không biết chọn lựa giống nào để đạt yêu cầu. Về thuốc nuôi trồng thủy sản, các loại thuốc nuôi tôm cũng nhiều thứ quá nên cũng băn khoăn vì chưa biết thuốc nào thiệt thuốc nào giả trên thị trường”.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng ban nhân dân ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp đề xuất: “Đối với người nuôi tôm hầu hết bà con nuôi tôm mua con giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng nên qua nhiều vụ nuôi xảy ra rủi ro rất nhiều, để đảm bảo con giống chất lượng tôi xin kiến nghị các ngành chức năng nên có trung tâm trại giống ở thị xã Vĩnh Châu để cung cấp con giống sạch bệnh nhằm giảm chi phí, ngành chức năng thường xuyên có thông báo về môi trường để bà con nắm và theo dõi trong quá trình nuôi tôm”.
Theo kế hoạch năm 2015 diện tích nuôi thủy sản của thị xã Vĩnh Châu là 26.000 ha, trong đó nuôi tôm trên 24.000ha. Hiện đã có trên 70% diện tích ao nuôi được cải tạo và có trên 800 ha được thả giống. Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi trước, bà con đã có sự tìm hiểu cách nuôi hiệu quả, hướng nuôi đáp ứng với nhu cầu thị trường theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Phan Hoàng Diệp, Xã viên hợp tác xã Toàn Thắng, xã Vĩnh Hiệp chia sẻ kinh nghiệm: “Bà con nên nuôi mật độ thưa, lồng ghép cá phi trong ao lắng lấy nước, tuân thủ đúng lịch thời vụ nhà nước khuyến cáo, mua con giống đã qua kiểm định".
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Chúng tôi cũng tham mưu cho thị ủy, ủy ban thị xã kiện toàn lại nhân sự Ban chỉ đạo nuôi trồng thủy sản ở cấp xã phường đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, thị xã kiểm tra chất lượng con giống, các sản phẩm vật tư thức ăn, thuốc thú y thủy sản đầu vào, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi xả tôm bị bệnh, nước thải không qua xử lý, bơm bùn ra sông.
Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật phổ biến thông tin rộng rãi tình hình thời tiết, dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất của người dân”.
Tin rằng với sự hỗ trợ tích cực của ngành chức năng cùng kinh nghiệm sản xuất của bà con sẽ góp phần cho người nuôi tôm Vĩnh Châu có một vụ nuôi thắng lợi.


Có thể bạn quan tâm

Vỡ Quy Hoạch Trồng Cao Su, Hàng Nghìn Diện Tích Bị Chặt Hạ Vỡ Quy Hoạch Trồng Cao Su, Hàng Nghìn Diện Tích Bị Chặt Hạ

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

06/08/2014
Xã Nga Tiến (Nga Sơn) Chuyển Đổi 76 Ha Trồng Cói Sang Trồng Lúa Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Xã Nga Tiến (Nga Sơn) Chuyển Đổi 76 Ha Trồng Cói Sang Trồng Lúa Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

06/08/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24,5% Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24,5%

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

06/08/2014
Lúa Gạo 'Chảy' Đi Đâu? Lúa Gạo 'Chảy' Đi Đâu?

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

06/08/2014
Nam Đàn (Nghệ An) Sắn Dây, Cây Nam Đàn (Nghệ An) Sắn Dây, Cây "Làm Chơi, Ăn Thật"

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.

06/08/2014