Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Việt xứng đáng trụ cột đất nước

Nông dân Việt xứng đáng trụ cột đất nước
Ngày đăng: 13/11/2015

Và ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 69 thành lập Bộ Canh nông (tiền thân của Bộ NNPTNT ngày nay) với nhiệm vụ giải quyết nạn đói và soạn thảo một chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện phục vụ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

70 năm đã đi qua, nhiệm vụ đó đến nay các thế hệ cán bộ, công chức và người lao động toàn ngành nông nghiệp vẫn tiếp nối và phát huy nhằm thực hiện kỳ được lời dạy của Hồ Chủ tịch “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.

Trở thành nước xuất khẩu nông nghiệp mạnh

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thể hiện qua việc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nhờ vậy, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có bước phát triển vượt bậc.

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu “tự cung tự cấp”, hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực thì dự kiến năm 2015 sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 550kg/người.

Không chỉ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, với sản lượng trung bình từ 6-7 triệu tấn gạo/năm, đứng vào “tốp đầu” của các nước xuất khẩu gạo của thế giới.

Năm 2015, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản ước đạt 2,21%, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 3,12%/năm, đạt mục tiêu Đại hội XI và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (2,6 - 3%); giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước tăng 2,39%; bình quân 2011 - 2015 tăng khoảng 3,52%/năm.

Năng suất lao động bình quân đạt 30 triệu đồng/lao động; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 30 tỷ USD, tăng 9 tỷ USD so với chỉ tiêu 21 tỷ USD đề ra.

Có 10 mặt hàng đạt mức kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, sắn, hoa quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ, tôm, cá tra.

Nhiều chỉ tiêu quan trọng đã vượt hoặc đạt kế hoạch đề ra như sản lượng lương thực có hạt, lúa, các cây công nghiệp dài ngày, thủy sản, lâm sản, kim ngạch xuất khẩu.

Nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân đã được cải thiện đáng kể.

Về cơ bản, Việt Nam đã xóa được đói.

Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 1,75%/năm; năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo nông thôn (theo chuẩn nghèo mới) còn 9,3% và ở các huyện nghèo 30a khoảng 30%, giảm 1,5% so với năm 2014. Đây cũng là một trong những thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng.

Với nhiều cách làm sáng tạo, nhiều nguồn lực đã được huy động để xây dựng nông thôn mới, nhờ đó diện mạo của nhiều vùng nông thôn nước ta đổi mới, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng lên.

Đến cuối năm 2015 có khoảng 1.500 xã (chiếm 16,8% số xã) và 9-10 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Lấy thực tiễn từ ruộng đồng

Ngày 18.6.1945, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 890 về việc lấy ngày 14.11 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.

Phát huy truyền thống 70 năm qua, ngành nông nghiệp chủ trương tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trên thực tế về CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát huy cao hơn lợi thế sẵn có của đất nước về nông nghiệp, đồng thời chú trọng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Mặt khác, vẫn phải ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để tạo việc làm cho dân.

“Nước ta đang có 25 triệu người làm nông nghiệp là quá nhiều.

Để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại năng suất cao, ít nhất 2/3 số lao động nông nghiệp hiện nay cần được chuyển sang ngành nghề khác.

Những người ở lại nông nghiệp cần được chuyên nghiệp hóa, được hỗ trợ liên kết hợp tác sản xuất hàng hóa, hình thành các tổ hợp nông nghiệp – công nghiệp chế biến hiện đại, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”- ông nói.

Cũng theo ông Phát, ngành nông nghiệp xác định luôn gắn bó máu thịt với bà con nông dân, với thực tiễn, với ruộng đồng để tham mưu về các chủ trương chính sách cũng như đề ra các giải pháp giải quyết kịp thời hiệu quả các vấn đề đặt ra; luôn chú trọng động viên khuyến khích và song hành cùng với bà con nông dân, với các doanh nghiệp nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

12/06/2014
Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

21/05/2014
Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

12/06/2014
Giải Pháp Sử Dụng Đất Phèn Hiệu Quả Giải Pháp Sử Dụng Đất Phèn Hiệu Quả

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

21/05/2014
Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

13/06/2014