Nông Dân Trúng Vụ Súp Lơ Tết

Nông dân làm vườn đang rất vui khi giá súp lơ bán Tết tăng cao, loại đẹp 13.000 đồng/búp, bình thường 9.000 đồng/búp.
Anh Nguyễn Công Phước ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận (Ninh Phước - Ninh Thuận) trồng 1 sào súp lơ, cho biết: Năm nay sau khi thu hoạch táo, cắt cành xong, tôi trồng súp lơ xen canh.
Cứ nghĩ “làm chơi”, không ngờ đất lạ súp lơ phát nhanh. Khi được một tháng rưỡi, thương lái mua tại vườn 9.000 đồng/búp nhưng tôi không “gật đầu”, chờ bán Tết. Hiện giờ mỗi súp lơ nặng hơn 1 kg, bán giá bình quân 11.000 đồng/búp. Chi phí trồng súp lơ thấp, chủ yếu mất công chạy nước, với giá trên, 1 sào tôi thu lời gần 10 triệu đồng.
Nhà chú Bé Quảng ở thôn Thuận Hòa đang “vui như Tết” vì năm nay trúng đậm súp lơ. Đây là hộ trồng súp lơ Tết quy mô lớn nhất xã Phước Thuận, lên đến 1 ha. Chú Quảng, cho biết: Năm nào tôi cũng thuê công làm súp lơ. So với năm ngoái, năm nay giáp Tết thời tiết mát dịu phù hợp với cây súp lơ, nên búp nở to. Nhà tôi thuê nhiều công làm, chi phí cao hơn so với các hộ khác, nhưng cũng kiếm được hơn 70 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Vụ súp lơ Tết năm nay toàn xã sản xuất khoảng 50 ha. Do thời tiết lạnh ảnh hưởng đến những khu vực sản xuất rau ở các tỉnh phía Bắc làm cho nguồn cung bị hụt, nên được giá. Tết nay, nhiều nhà vườn ở địa phương khấm khá lên từ trồng súp lơ, nhờ đó có điều kiện sắn sửa đón xuân mới đầm ấm, vui tươi.
Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

Do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong vụ Hè Thu (HT) năm nay, nông dân nhiều địa phương đã chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn, lợi nhuận tăng lên đáng kể.