Nông Dân Trúng Vụ Súp Lơ Tết

Nông dân làm vườn đang rất vui khi giá súp lơ bán Tết tăng cao, loại đẹp 13.000 đồng/búp, bình thường 9.000 đồng/búp.
Anh Nguyễn Công Phước ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận (Ninh Phước - Ninh Thuận) trồng 1 sào súp lơ, cho biết: Năm nay sau khi thu hoạch táo, cắt cành xong, tôi trồng súp lơ xen canh.
Cứ nghĩ “làm chơi”, không ngờ đất lạ súp lơ phát nhanh. Khi được một tháng rưỡi, thương lái mua tại vườn 9.000 đồng/búp nhưng tôi không “gật đầu”, chờ bán Tết. Hiện giờ mỗi súp lơ nặng hơn 1 kg, bán giá bình quân 11.000 đồng/búp. Chi phí trồng súp lơ thấp, chủ yếu mất công chạy nước, với giá trên, 1 sào tôi thu lời gần 10 triệu đồng.
Nhà chú Bé Quảng ở thôn Thuận Hòa đang “vui như Tết” vì năm nay trúng đậm súp lơ. Đây là hộ trồng súp lơ Tết quy mô lớn nhất xã Phước Thuận, lên đến 1 ha. Chú Quảng, cho biết: Năm nào tôi cũng thuê công làm súp lơ. So với năm ngoái, năm nay giáp Tết thời tiết mát dịu phù hợp với cây súp lơ, nên búp nở to. Nhà tôi thuê nhiều công làm, chi phí cao hơn so với các hộ khác, nhưng cũng kiếm được hơn 70 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Vụ súp lơ Tết năm nay toàn xã sản xuất khoảng 50 ha. Do thời tiết lạnh ảnh hưởng đến những khu vực sản xuất rau ở các tỉnh phía Bắc làm cho nguồn cung bị hụt, nên được giá. Tết nay, nhiều nhà vườn ở địa phương khấm khá lên từ trồng súp lơ, nhờ đó có điều kiện sắn sửa đón xuân mới đầm ấm, vui tươi.
Có thể bạn quan tâm

Có 28 đại biểu đến từ Hiệp hội Tín dụng nông nghiệp và nông thôn châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đến dự. Tọa đàm do Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) đăng cai tổ chức.

Để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 85 năm truyền thống ngành cao su vào ngày 28/10 sắp tới, nhiều công ty và công đoàn cao su đã thưởng “nóng” cho những tập thể, công nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014.

Giá mía năm nay tiếp tục giảm khiến bà con trồng mía trong vùng quy hoạch tập trung tại các xã Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch của huyện Thới Bình (Cà Mau) thua lỗ...

Hậu Giang là tỉnh có vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL với 12.600 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, hơn 8.300 ha và đây cũng là địa phương có diện tích mía đang bị nước lũ đe dọa nhiều nhất do nền ruộng trũng, thấp.

Cây bí xanh đã được các hộ dân ở huyện Thạch Thành trồng từ nhiều năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến thăm ruộng bí nhà anh Lê Văn Tám, ở thôn Hợp, xã Thành Hưng đang kỳ thu hoạch, anh cho biết: Vụ thu – đông năm nay gia đình anh trồng 4 sào trên đất màu.